Một số khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo và các nội dung liên quan

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 30 - 31)

Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm chung dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai. Các khái niệm được xem xét cụ thể như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 và Điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ - CP).

Từ khái niệm chung về khiếu nại, chúng ta có thể suy ra: khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ít hợp pháp của mình.

Tố cáo về đất đai là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Khoản 1 Điều 2, Luật tố cáo 2011).

Từ khái niệm chung về tố cáo như trên, chúng ta có thể suy ra: Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ít hợp pháp của người sử dụng đất Người khiếu nại: là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

16

Người bị khiếu nại: là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Người tố cáo: là công dân thực hiện quyền tố cáo.

Người bị tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 30 - 31)