Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản pháp luật về

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 44 - 47)

nại và tố cáo trong lĩnh vực đất đai

 Việc cùng quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thể hiện ở Luật Khiếu nại, Luật Đất đai và Luật Tố tụng hành chính và những văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi liên tục, nhiều lần đã làm cho các cá nhân, tổ chức sử dụng đất khó khăn trong việc thực hiện trình tự, thủ tục khiếu nại cũng như cơ quan nhà nước lúng túng trong việc áp dụng chính sách pháp luật.

 Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật vẫn còn những khoảng trống, chồng chéo thiếu thống nhất, từ đó khi ban hành quyết định giải quyết có thể rơi vào những trường hợp khó đưa ra được quyết định thực sự phù hợp pháp luật cũng như áp dụng để giải quyết đầy đủ các tình huống ngoài thực tế. Cụ thể như:

 Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại: Theo quy định hiện hành, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và Luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, Điều 09, Luật Khiếu nại quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là 90 ngày, trong khi theo khoản 2 Điều 104 của Luật Tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc có được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Vì vậy, khi quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành thì cơ quan TN&MT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 5, Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 nhưng nếu đương sự để 01 năm sau mới khởi kiện quyết định hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 104, Luật Tố Tụng hành chính thì dẫn đến những hậu quả rất khó xử lý, giải quyết.

 Do một số cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ thực hiện thẩm tra, xác minh thiếu khách quan, thu thập hồ sơ không đầy đủ, tiếp xúc dân không giải thích rõ ràng, nhất là hiện nay công tác giải tỏa bồi thường hỗ trợ, tái định cư trong công tác

30

kiểm kê, đo, đếm không trung thực, thực hiện bồi thường chậm, từ đó dẫn đến khiếu nại, tố cáo.

 Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo còn vướng mắc do khó phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai với 03 loại sau:

Cơ chế giải quyết đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất qua các thời kỳ (kể cả trường hợp được giải quyết và trường hợp không được giải quyết).

Hiện nay, Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP chỉ quy định 05 trường hợp không được giải quyết, còn lại là các trường hợp được giải quyết. Năm trường hợp Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 gồm:

 Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

 Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;

 Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;

 Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;

 Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.

Cơ chế trả lại đất do Nhà nước đã mượn đất của hộ gia đình, cá nhân áp dụng cho 03 trường hợp sau:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đòi lại đất đã cho cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội… mượn mà có giấy tờ về việc mượn đất hoặc giấy tờ về việc mượn đất đang lưu giữ tại cơ quan nhà

31

nước thì được Nhà nước giải quyết trả lại đất đã mượn (hoặc bồi thường bằng tiền, giao đất mới, chỗ ở mới) (quy định tại Điều 116 của Luật Đất đai và Điều 112 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đòi lại đất ở gắn với nhà ở đã cho cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội… mượn trước ngày 01/7/1991 thì được Nhà nước trả lại đất đã mượn (hoặc bồi thường bằng tiền, giao đất mới, chỗ ở mới) (Theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này)

Trường hợp đòi lại đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây dựng trên đất do trước đây Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Cơ chế trả lại đất do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của nhau.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đòi lại đất ở gắn liền với nhà ở mà nay trên đất đó còn nhà ở hoặc không còn nhà ở đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mượn, thuê đất đó; đòi lại đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh còn nhà xưởng hoặc không còn nhà xưởng đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mượn, thuê đất đó; tổ chức đòi lại đất đã cho tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất thì được giải quyết như trường hợp hộ gia đình, cá nhân đòi lại đất ở gắn với nhà ở đã cho cơ quan, đơn vị mượn nêu trên.

Đối với những trường hợp trên, pháp luật chưa quy định về thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục đối với trường hợp có yêu cầu đòi lại đất thuộc hoặc không thuộc những trường hợp Nhà nước trả lại đất. Những trường hợp này các địa phương thường giải quyết giống như giải quyết khiếu nại về đất đai theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003. Vì vậy, người dân cho là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân. Từ đó dẫn đến khiếu nại kéo dài (như vụ Phạm Ngọc Cầu, P5; vụ Nguyễn Phước Kỳ, P2, TPVL).

32

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)