Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm suy tim

Một phần của tài liệu LUAN AN TRƯỜNG BV CẤP TRƯỜNG-đã chuyển đổi (Trang 120 - 126)

4.3.1.1. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với tuổi và giới

Tương quan giữa NT- proBNP với tuổi: tuổi cao là yếu tố tiên lượng độc lập. Tuổi có liên quan tới tăng tiết nồng độ NT- proBNP tuổi càng cao nồng độ NT-proBNP càng tăng, trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi có tương quan thuận nhưng mức độ yếu r=0,195 với p=0,023. Khi phân tích mối tương quan của NT-proBNP với các nhóm tuổi kết quả cho thấy ở nhóm BN trên 69 tuổi thì có tương quan thuận mức độ trung bình với nồng độ NT-proBNP r=0,543 với p=0,021. Tuy nhiên, ở nhóm BN còn lại là <50 tuổi và 50-69 tuổi, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa nhận thấy mối tương quan. Như vậy tuổi cao là yếu tố gây tăng tiết NT- proBNP, tuổi cao là yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành. Nghiên cứu của tác giả Omland T. và cộng sự nghiên cứu trên 3761 BN có BTTMCB mạn tính, giá trị trung vị của BNP là 52,6 pg/ml (từ 24,9 đến 101,4 pg/ml) và giá trị trung vị của NT- proBNP là 139,3 pg/ml (71,3 đến 272,1 pg/ml). BNP và NT-proBNP tương quan có ý nghĩa (r = 0,27; p <0,001) và NT-proBNP (r = 0,39; p <0,001) với tuổi BN [56].

Liên quan giữa NT- proBNP theo giới: kết quả (Bảng 3.17) cho thấy nồng độ NT- proBNP trước điều trị của nam và nữ tương ứng là 2881,17 ± 6123,31 pg/ml (trung vị 698,7); 1519,88 ± 2639,08 pg/ml (trung vị 647,3) với p>0,05. Nồng độ NT- proBNP sau điều trị của nam và nữ tương ứng là 1206,99 ± 2223,3 pg/ml (trung vị 510,5); 1028,11 ± 1624,90 pg/ml (trung vị 445,3) p>0,005. Qua đó chúng tôi thấy không có sự khác biệt về nồng độ NT- proBNP giữa 2 giới cả trước và sau điều trị.

4.3.1.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với độ suy tim

Sự biến đổi nồng độ NT- proBNP theo độ NYHA, kết quả (Bảng 3.30) cho thấy: giá trị của NT-proBNP tương ứng với suy tim độ I, II, III, IV trước điều trị lần lượt là 1235,36 ± 4118,46 pg/ml, trung vị 609,6; 4552,37 ± 8280,32 pg/ml, trung vị 961,8; 4167,68 ± 5811,87 pg/ml, trung vị 1222,4

pg/ml và sau điều trị là: 667,45 ± 1283,84 pg/ml, trung vị 461,6 pg/ml; 1706,92 ± 3173,94 pg/ml, trung vị 571,7 pg/ml; 1993,56 ± 2604,02 pg/ml, trung vị 650,4 pg/ml và 1068,67 ± 1044,48 pg/ml, trung vị 1147,5 pg/ml. Giá trị NT-proBNP sau điều trị giảm hơn so với trước điều trị và tăng theo độ nặng của suy tim. Theo Sokhanvar S. và cộng sự, nghiên cứu trên 150 BN suy tim tâm thu cho thấy giá trị giá trị NT-pro BNP trung bình các mức độ như sau NYHA I là 2100,3 ± 2967,5 pg/ml; NYHA II là 4099,4 ± 4233,3 pg/ml; NYHA III là 6263,9 ± 8071,6 pg/ml và NYHA IV là 6340,5 ± 10180,0 pg/ml, kết quả trên cũng cho thấy mối liên quan NYHA với NT-proBNP, NYHA càng cao NT-proBNP càng tăng p=0,0001 [143].

Nghiên cứu của Tạ Mạnh Cường trên 106 BN suy tim mạn tính mức nồng độ NT-proBNP trung bình theo các độ NYHA I, II, III, IV lần lượt là 54,6 ± 5,9 pg/ml; 302,7 ± 360,1 pg/ml; 443,8 ± 489,0 pg/ml; 1034,5 ± 793,6 pg/ml, sự khác biệt là có ý nghĩa p<0,001 [149].

Trong nghiên cứu trên 202 bệnh nhân của Nguyễn Thu Dung, kết quả nồng độ NT-proBNP cũng tăng theo phân độ suy tim, từ độ I đến IV [81]. Các nghiên cứu trên đều nhận thấy nồng độ NT-proBNP tăng theo độ của suy tim, độ suy tim càng cao thì nồng độ NT-proBNP càng tăng.

Tạ Mạnh Cường nghiên cứu trên 106 bệnh nhân suy tim mạn tính mức nồng độ NT-proBNP trung bình theo các giai đoạn suy tim A, B, C, D lần lượt là 54,6 ± 05,9pg/ml; 302,7 ± 360,1 pg/ml; 555,4 ± 600,0 pg/ml; 1001,0 ± 79,8 pg/ml, sự khác biệt là có ý nghĩa p<0,001 [149].

Theo Nguyễn Thị Thu Dung, nồng độ NT-proBNP cũng tăng dần theo các giai đoạn tiến triển của suy tim: giai đoạn A là 68,5 ± 64,5 pg/ml; giai đoạn B là 296,7 ± 343,2 pg/ml; giai đoạn C là 3357 ± 3437,6 pg/ml; giai đoạn D là 15458 ± 10005 pg/ml, p < 0,001 [81].

Các kết quả trên phù hợp với sinh lý bài tiết của NT-proBNP, ở các giai đoạn suy tim muộn thì khả năng phục hồi và tái cấu trúc của cơ tim là hạn

chế, cơ tim thường mất khả năng đàn hồi, buồng tim giãn làm tăng tiết nhiều NT-proBNP.

4.3.1.3. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng

* Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với tần số tim khi nhập viện: nhịp tim cao khi nhập viện có ý nghĩa quan trọng giúp tiên lượng đánh giá BN. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhịp tim 100 chu kì/phút là một yếu tố tiên lượng độc lập ở BN suy tim do bất kì nguyên nhân nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhịp tim càng nhanh thì càng tăng tiết NT-proBNP [145]. Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.28) của chúng tôi cũng cho thấy mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nhịp tim với nồng độ NT-proBNP với r=0,302 và p<0,05.

* Mối tương quan giữa NT-proBNP với chỉ số khối cơ thể: sự tăng tiết NT- proBNP có liên quan với chỉ số khối cơ thể. Ở những BN béo phì thừa cân thì nồng độ NT-proBNP thấp hơn so với những BN có cân nặng bình thường. Theo Krauser D.G. và cộng sự thì nồng độ NT-proBNP thấp có ý nghĩa ở người thừa cân và béo phì. Nguyên nhân được cho là do giảm các thụ thể BNP ở mô mỡ ở người béo phì nên nồng độ NT-proBNP bị ảnh hưởng mạnh [167]. Kết quả (Bảng 3.28) chưa thấy mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể với nồng độ NT-proBNP cả ở những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể 23 và <23. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Dung và cộng sự cho thấy chưa có mối tương quan giữa NT-proBNP với chỉ số khối cơ thể, huyết sắc tố, chức năng tâm thu thất trái, mức lọc cầu thận ở cả 4 giai đoạn của suy tim [81]. Kết quả nghiên cứu ASCEND-HF, nồng độ NT- proBNP tương quan nghịch với chỉ số khối cơ thể. Nhưng giá trị tiên lượng của NT-proBNP không bị thay đổi bởi chỉ số khối cơ thể ở BN suy tim cấp. NT-proBNP vẫn là một chỉ số tiên lượng hữu ích về tỷ lệ tử vong lâu dài trong suy tim cấp ngay cả ở BN béo phì [168]. Theo Suthahar N. và cộng sự, trong nghiên cứu PREVEND, 8260 người tham gia (50,1% nữ) đánh giá mối quan hệ của mức NT-proBNP với các thông số liên quan đến béo phì, tức là

vòng eo, chỉ số khối cơ thể, riêng biệt ở nam và nữ. Nồng độ NT-proBNP ở nữ cao hơn (50,5, 28,2–87,0ng/L) so với nam (24,3, 10,1–54,6ng/l; p <0,001). Trong dân số tổng thể, mức NT-proBNP thấp hơn đáng kể ở những người nặng cân và tăng vòng eo, nhưng không liên quan đến chỉ số khối cơ thể. Sau khi phân tầng giới tính, không có mối liên quan đáng kể nào giữa nồng độ NT-proBNP và các phép đo nhân trắc học ở nữ giới. Tuy nhiên, ở nam giới tăng vòng eo và chỉ số khối cơ thể có liên quan đến mức NT- proBNP (p<0,05). Trong các phân tích được điều chỉnh theo nhiều biến, mối liên quan nghịch giữa béo phì và mức NT-proBNP cũng được thay đổi đáng kể theo giới tính [169]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Dung và cộng sự cho thấy chưa có mối tương quan giữa NT-proBNP với chỉ số khối cơ thể ở cả 4 giai đoạn của suy tim [81].

4.3.1.4. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm cận lâm sàng

* Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số chỉ số xét nghiệm máu

Kết quả bảng 3.29 cho thấy: nồng độ NT-proBNP trước điều trị có mức tương quan thuận mức độ yếu với CK-MB (r=0,188 và p=0,029). Nồng độ NT-proBNP không có mối tương quan với CPK, số lượng huyết sắc tố.

Nồng độ NT-proBNP có mức tương quan thuận mức độ trung bình với Creatinin. Suy thận làm tăng tiết nồng độ NT-proBNP, nhưng trong các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào suy thận nặng. Vì vậy, nồng độ NT-proBNP ở đây ít bị ảnh hưởng bởi mức độ suy thận. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Dung và cộng sự cho thấy chưa có mối tương quan giữa NT-proBNP với huyết sắc tố, mức lọc cầu thận ở cả 4 giai đoạn của suy tim [81]. Nghiên cứu của Tromp J. và cộng sự, nghiên cứu trên 1124 BN da trắng và BN châu Á cho thấy không có mối liên quan giữa mức NT- proBNP với mức lọc cầu thận ở cả người châu Á và người da trắng [139]. Theo tác giả Omland T. và cộng sự, trong thử nghiệm PEACE, nghiên cứu trên 3761 BN có BTTMCB mạn tính. Có mối tương quan nghịch yếu đã được

quan sát thấy giữa các peptit lợi tiểu natri và mức lọc cầu thận ước tính (BNP: r = −0,14; p <0,001; NT-proBNP: r = −0,22; p <0,001) [56].

Giá trị trung bình của NT- proBNP của nhóm suy tim có EF<50% trước điều trị là 3102,93 ± 5056,35 pg/ml cao hơn nồng độ NT-proBNP trung bình (1246,71 ± 4209,80 pg/ml) ở nhóm có chức năng tâm thu thất trái trên 50%. Sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,05. Tương tự, NT- proBNP của nhóm suy tim có EF<50% sau điều trị là 1234,54 ± 3091,46 pg/ml cao hơn nồng độ NT-proBNP trung bình (827,58 ± 1755,62 pg/ml) ở nhóm có chức năng tâm thu thất trái trên 50%. Sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,05 (kết quả bảng 3.31). Có nghĩa là chức năng tâm thu thất trái càng giảm thì mức nồng độ trung bình NT- proBNP càng tăng và ngược lại. Có nghĩa là có sự tương quan nghịch giữa EF với NT-proBNP. Chức năng tâm thu thất trái có liên quan mật thiết với sự tăng tiết nồng độ NT- proBNP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

* Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.31; biểu đồ 3.2) cho thấy có mối tương quan nghịch trung bình giữa phân suất tống máu thất trái với nồng độ

NT-proBNP (r=-0,515 và p<0,05). Phân suất tống máu thất trái càng giảm thì nồng độ NT-proBNP càng tăng.

Tác giả Ndrepepa G.và cộng sự, nghiên cứu trên 1059 BN BTTMCB mạn tính cũng cho thấy giá trị EF giảm dần (65% - 62 % - 58% - 47%) thì nồng độ NT-proBNP tăng dần (71,3 - 194,3 - 442,7 - 1740,0 pg/ml) (p < 0,001) có mối tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái r = - 0,30 (p<0,001) [55]. Theo tác giả Sokhanvar S. và cộng sự [143], nghiên cứu trên 150 BN suy tim tâm thu cho thấy giá trị giá trị NT-pro BNP trung bình ở nhóm có EF ≥ 30% là 2956,6 ± 4198,6 pg/ml, và giá trị này còn cao hơn ở nhóm có EF < 30%. Omland T. và cộng sự nghiên cứu trên 3761 BN thấy mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với chức năng tâm thu thất trái trong khoảng 40-50%. Tác giả chia nồng độ NT-

proBNP thành 4 nhóm: 5 - 66; 66 - 127; 127 - 253, 253 - 5590 pg/ml. Tỷ lệ chức năng tâm thu thất trái 40-50% giữa các nhóm này tương ứng là 8,1% - 11,4% - 14,5% - 23,7%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0.001) [56]. Qua các nghiên cứu trên chúng tôi thấy nồng độ NT-proBNP ở cùng mức phân suất tống máu sau điều trị đều giảm so với trước có ý nghĩa. Nồng độ NT-proBNP khi so sánh theo 4 mức phân suất tống máu khác nhau không có sự khác biệt.

* Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số chỉ số siêu âm khác

Kết quả (Bảng 3.32, Bảng 3.33, Biểu đồ 3.3) thấy có sự tương quan nghịch mức độ trung bình giữa nồng độ NT-proBNP trước điều trị với chỉ số co cơ thất trái với r=-0,343 (p<0,001) và tương quan thuận mức độ yếu với đường kính thất trái tâm trương (Dd) r=0,339 (p=0,005), không thấy sự tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với đường kính nhĩ trái, đường kính thất phải, độ dày vách liên thất và thành sau thất trái. Trong thử nghiệm PEACE, nghiên cứu trên 3761 BN có BTTMCB mạn tính có mối tương quan nghịch yếu giữa các peptit lợi niệu và phân suất tống máu (BNP: r= −0,09; p <0,001; NT- proBNP: r = −0,18; p <0,001) [56]. Đường kính thất trái giãn gây tăng tiết NT-proBNP. Sự thay đổi về kích thích của đường kính thất trái có liên quan mật thiết với mức độ nặng của suy tim, đường kính thất trái càng lớn biểu hiện mức độ suy tim càng nặng và nồng độ NT-proBNP càng tăng. Đường kính thất trái có liên quan với sự tăng tiết nồng độ NT-proBNP, khi đường kính thất trái giãn làm tăng nồng độ NT-proBNP. Kết quả (Bảng 3.35) cho thấy nồng độ NT-proBNP trung bình ở nhóm có đường kính thất trái ≥ 50mm (3740,993 ± 6517,279 pg/ml, trung vị 819,3) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có đường kính thất trái <50mm (1553,8 ± 4305,4 pg/ml, trung vị 630,1).

Kết quả nghiên cứu chúng tôi không nhận thấy có mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với đường kính nhĩ trái, đường kính thất phải, độ dày vách liên thất, độ dày thành sau thất trái cả thì tâm thu và tâm trương. Theo Groening B.A. và cộng sự, nghiên cứu trên 48 bệnh nhân suy tim và 20 người

chứng cũng thấy nồng độ NT-proBNP liên quan với Dd, r = 0,69 (p < 0,01) [170]. Tác giả Masson S. và cộng sự, nhận thấy rằng các nhóm : Dd < 63mm, từ 63 - 67 mm, 68 - 74 mm và > 75mm có nồng độ NT-proBNP và BNP tăng dần. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 [144]. Nghiên cứu của Sutovsky I. và cộng sự, cho thấy mối tương quan giữa BNP và độ dày vách liên thất là r= 0,27 (p = 0,013) ở nhóm A và r=0,37 (p <0,0001) ở nhóm B. Giữa NT-proBNP và độ dày thành sau thất trái, mối tương quan r=0,23 (p = 0,014) ở nhóm A so với r=0,33 (p <0,0001) ở nhóm B [171]. Như vậy, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như trong nghiên cứu này đều cho thấy rằng nồng độ NT-proBNP có mối tương quan với chỉ số đường kính thất trái, chỉ số co cơ thất trái trên siêu âm tim.

Một phần của tài liệu LUAN AN TRƯỜNG BV CẤP TRƯỜNG-đã chuyển đổi (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)