Các phản xạ ảnh hưởng đến tần số tim

Một phần của tài liệu LUAN AN TRƯỜNG BV CẤP TRƯỜNG-đã chuyển đổi (Trang 37 - 41)

* Nguồn: theo Hansworth R (1995), Heart rate variability [63].

Phản xạ làm chậm nhịp tim Phản xạ làm tăng nhịp tim Thụ thể áp lực

Thụ thể hóa học động mạch cảnh Phản xạ hóa học động mạch cảnh Giãn nở phổi ( mức tối đa )

Thụ thể tâm nhĩ

Thụ thể hóa học động mạch chủ Thụ thể ở cơ

Sự điều hòa tinh tế của TKTC đối với cơ thể là một cơ chế phức tạp và có sự tương tác lẫn nhau. Lượng giá được sự hoạt động của chúng sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh tật [69], [63, 70]. Mất ổn định về điện học của tim là một trong những yếu tố đầu tiên làm gia tăng các biến cố tim mạch như rối loạn nhịp thất và đột tử. Đo đạc BTNT là một phương pháp đánh giá đặc tính của hệ TKTC thông qua cơ chế điều hòa và kiểm soát hoạt động tim mạch bằng các phản xạ giao cảm và phó giao cảm. Vai trò quan trọng của tần số tim là yếu tố tạo nên cung lượng tim (cung lượng tim = thể tích tống máu × tần số tim). Trong điều hòa sinh lý cung lượng tim sự cân bằng có thể bị mất đi vì tần số tim và thể tích tống máu không phụ thuộc lẫn nhau, nhưng sự thay đổi tần số tim có thể dẫn đến kết quả làm thay đổi thể tích tống máu. Biến đổi tần số tim ảnh hưởng đến cung lượng tim chủ yếu thông qua thay đổi thời gian tâm trương. Do vậy, sự thay đổi thời gian đổ đầy tĩnh mạch cũng sẽ gây tác động thứ phát trên cung lượng tim [71], [63, 72], [73].

1.2.2.3. Các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian

Dựa trên thời khoảng giữa các nhát bóp hoặc dựa vào sự khác nhau giữa các nhát bóp cạnh nhau, sự biến thiên thời khoảng giữa các nhát bóp được đo được chia thành 2 nhóm:

. Nhóm thứ 1: là sự biến thiên trực tiếp trong chính các thời khoảng đó.

. Nhóm thứ 2: là sự khác nhau giữa các nhát bóp cạnh nhau. Các chỉ số thường được tính toán [74], [75], [76].

- SDNN: Độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng R-R bình thường trên

Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính là miligiây. Giảm khi SDNN < 50ms, phản ánh mất nhịp sinh học, giảm tác động của hệ TKTC lên nhịp tim.

- SDNN index (SDNNi): Số trung bình của độ 1ệch chuẩn của tất cả các thời

khoảng R-R bình thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính là miligiây. Giảm khi SDNNi < 30ms.

- SDANN index (SDANNi): Độ lệch chuẩn của số trung bình của tất cả các

thời khoảng R-R bình thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính là miligiây.

- rMSSD: Căn bậc 2 số trung bình của bình phương sự khác biệt giữa những

thời khoảng R-R bình thường đi sát nhau trong một kết quả Holter điện tâm đồ. Đơn vị tính là miligiây. Giá trị này phản ánh chức năng TKPGC. Giảm khi rMSSD < 15ms.

- pNN50: Tỷ lệ của sự khác biệt giữa những thời khoảng R-R bình thường đi

sát nhau mà lớn hơn 50 miligiây được tính toán trên toàn bộ Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính là phần trăm (%). Giá trị này phản ánh chức năng TKPGC. Giảm khi pNN50 <0,75.

Các chỉ số BTNT theo thời gian đều có tương quan thuận với nhau. SDNN và SDANN có tương quan rất cao, r-MSSD và pNN50 cũng có tương quan thuận với hệ số tương quan là 0,9 và có thể coi như thay thế được cho nhau. Những chỉ số này đều biểu thị cho họat động của TKPGC [65, 77].

1.2.2.4. Các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phân tích phổ tần số

Kết quả phân tích phổ BTNT chia thành 3 vùng tần số khác nhau [78], [79].

- HF: Độ lớn của BTNT trong dải tần số cao (high frequency power), trong

khoảng từ 0,15 đến 0,4 Hz. Đơn vị: ms2. Đây là dải tần số theo nhịp hô hấp, biểu hiện hoạt động của TKPGC trong điều hòa hô hấp.

- LF: Độ lớn của BTNT trong dải tần số thấp (low frequency power), trong

khoảng từ 0,04 đến < 0,15 Hz. Đơn vị: ms2. Chỉ số này thể hiện hoạt động của cả TKGC và TKPGC. Tuy nhiên khi tăng trị số LF, người ta thườg quan sát thấy sự thay đổi của hoạt tính giao cảm. Do đó, nhiều tác giả cho rằng LF đặc trưng nhiều hơn cho TKGC. Vùng tần số này cũng biểu thị kết quả tác động của phản xạ thụ thể áp lực và quá trình điều hòa huyết áp.

- VLF: Độ lớn của BTNT trong dải tần số rất thấp (very low frequency

cho cơ chế kiểm soát của TKTC (cả giao cảm và phó giao cảm) lên quá trình điều hòa thân nhiệt, hệ renin-angiotensin và các yếu tố thể dịch khác.

- ULF: Độ lớn của biến thiên nhịp tim trong dải tần số cực thấp

(ultra low frequency power), trong khoảng từ 0 đến < 0,0033 Hz. Đơn vị: ms2. Ý nghĩa sinh lý phù hợp nhất của ULF cho đến nay vẫn chưa rõ, xong người ta đã chứng minh được mối liên quan của nó với mức độ tiêu thụ oxy tối đa trong hoạt động thể lực. ULF phản ánh tác động của cả hệ TKGC và TKPGC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ số LF/HF: chỉ số đặc trưng cho trương lực hoạt động của TKGC và độ

lớn LF/HF là một chỉ số có giá trị trong đánh giá cân bằng hoạt động giao cảm - phó giao cảm.

- TP: Tổng độ lớn của BTNT trên tất cả các dải tần số (total power) theo phân

tích phổ từ 0 - 0,4 Hz. Đơn vị: ms2. TP có ý nghĩa sinh lý tương tự như HF đều đặc trưng cho trương lực hoạt động TKPGC, còn ULF, VLF, LF và đặc biệt là LF/HF liên quan đến hoạt động của TKGC. Đáp ứng của TKPGC có thể biểu thị trên một dải rộng các vùng tần số. Trong khi đó, đáp ứng TKGC chỉ biểu thị ở vùng tần số thấp dưới 0.15 Hz.

- LF (n.u), HF (n.u): Việc đo VLF, LF, và các thành phần HF thường được

thực hiện trong các giá trị tuyệt đối của chỉ số ms2. LF và HF cũng có thể được đo bằng đơn vị bình thường, đại diện cho các giá trị tương đối của mỗi thành phần năng lượng tương ứng với TP trừ đi phần VLF [78], [79].

Ở người bình thường BTNT khá ổn định trên từng cá thể người bình thường và thường biến đổi nhiều hơn về đêm với đỉnh cao ở giờ sáng sớm. Sự biến đổi này giảm theo tuổi tác và tăng hơn ở những người vận động thể lực. Ngoài ra, các nghiên cứu còn quan sát thấy nhiều mối liên quan khác giữa BTNT với một số yếu tố sinh lý và bệnh lý có liên quan đến tình trạng rối loạn hoạt động TKTC tim mạch [79].

1.2.2.4. Biến thiên nhịp tim trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Những biến cố tim mạch chẳng hạn như rối loạn nhịp đe dọa tính mạng và biến cố mạch vành cấp tính, đã được biết đến là do sự kích hoạt của hệ

thống thần kinh tự động ở những BN bị bệnh mạch vành. Phân tích BTNT theo thời gian và theo phổ tần số đã cung cấp một phương pháp mới để nghiên cứu sự bất thường của hệ thần kinh tự động trong BTTMCB. BTNT đã được chứng minh là có sự thay đổi ở BN có BTTMCB so với nhóm các BN khác phù hợp về tuổi mà không có bằng chứng của BTTMCB. Ngoài ra còn có sự khác biệt rõ ràng các thành phần của BTNT giữa các bệnh nhân bị bệnh mạch vành không biến chứng và những người có bệnh mạch vành có biến chứng NMCT. Giảm các chỉ số BTNT dự báo gia tăng nguy cơ tử vong và các biến cố tim mạch ở BN có BTTMCB. Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các phương pháp phân tích BTNT dự đoán tử vong và sự khởi đầu của RLNT đe dọa tính mạng trong các BN sau nhồi máu. Những phát hiện này ủng hộ quan điểm rằng các phương pháp phân tích BTNT cung cấp thông tin có giá trị lâm sàng ở BN có BTTMCB [14], [15], [80].

1.3. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim

1.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu LUAN AN TRƯỜNG BV CẤP TRƯỜNG-đã chuyển đổi (Trang 37 - 41)