III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1 Hoạt động 1: Bé vui trò chuyện
3. Hoạt động 3:củng cố
- Trò chơi: “ Kết bạn”
- Khi cô bảo “ kết bạn” thí các con nói “ kết mấy” và kết theo yêu cầu của cô. - Kết 4 bạn thành 1 nhóm - trẻ làm.
- Từ 4 bạn hạy tách thành 2 nhóm 1 và 3- trẻ thực hiện. - Bây giờ các con hãy gộp nhóm 1 và 3 lại thành 1 nhóm. - Từ 4 bạn này hãy tách thành 2 nhóm 2 và 2.
- Từ nhóm 2 và 2 hãy gộp lại thành 1 nhóm - Các con hãy tách tự do theo ý thích.
* Kết thúc tuyên dương lớp. - Ôn bài buổi sáng.
- Làm quen bài thơ “Cây dây leo”
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài buổi sáng.
- Làm quen bài thơ “Cây dây leo”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
- Vệ sinh trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ. C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khoẻ:
... ... 2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi:
... ...
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
... ... ...
Thứ năm ngày 03/03/2022 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: - THƠ – CÂY DÂY LEO I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên bài thơ “Cây dây leo”, tên tác giả: Xuân Tiến, trẻ hiểu được nội dung bài thơ biết được quá trình phát triển của cây.
- Rèn cháu đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện động tác minh hoạ. Đọc thơ rõ lời, biết cách nghĩ nhịp.
- Thông qua bài thơ, trẻ yêu thích và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô đọc thuộc bài thơ.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
• Hoạt động 1:Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát cùng cô bài “Lý cây xanh” 1 lần và hỏi trẻ. + Cô cháu mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát về cây gì?
+ Nhà các con trồng những cây gì?
• Hoạt động 2:
- Các con ạ! Chú Xuân Tiến rất yêu cây xanh và đã sáng tác bài thơ “Cây dây leo” để tặng chúng mình đấy. Các con có muốn nghe cô đọc không?
* Cô đọc lần 1: không tranh
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Các con ạ, bài thơ còn được kết hợp với tranh thơ rất đẹp đấy, để muốn hiểu được các con lắng nghe cô đọc lần nữa nhé!
* Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh . * Giảng nội dung giải thích từ khó:
- Bài thơ nói về một loại cây dây leo rất bé nên chú xuân Tiến nói trong bài thơ là “Bé tí teo” có nghĩa là rất bé nhỏ.
+ Cho trẻ đọc lại từ “Bé tí teo”
- Khi cây còn bé thì ở trong nhà còn khi cây phát triển thì cây muốn vươn mình ra ngoài cửa sổ, lên trời cao thể hiện qua câu thơ “Và nghển cổ lên trời cao”. Nghển cổ ở đây có nghĩa cây muốn vươn lên thật cao để đón lấy nắng, gió, đón mưa như vậy cây mới phát triển xanh tốt được.
+ Cho trẻ đọc lại từ “Bé tí teo”. - Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết: + Bài thơ nói về cây gì?
+ Cây dây leo bé như thế nào? + Cây bò ra ngoài trời để làm gì?
+ Cây được tắm nắng gió, gội mưa rào giúp cây phát triển như thế nào? *GD: Cây xanh cho chúng ta bóng mát, hoa đẹp vì vậy các con phải biết yêu quý cây, chăm sóc và bảo vệ cây, không bẻ cành, hái lá để cây phát triển tươi tốt. * Dạy trẻ đọc thơ:
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng đọc thơ với cô nhé. + Cả lớp đọc 2 lần
+ Tổ, nhóm, cá nhân.( Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ) + Cho cả lớp đọc lại 1 lần