III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1 Hoạt động 1: Bé vui trò chuyện
a. Phần 1: Dạy trẻ nhận biết phía trên phía dưới, phía trước phía sau của
bản thân trẻ.
* Phía trên của trẻ
- Cô cho trẻ bắt bướm? các con có bắt được không? Bạn bướm bay ở đâu?Vì sao các con không bắt được?
- Các con nhìn xem bạn bướm ở đâu? - Làm thế nào để nhìn thấy bạn bướm nhỉ? - Vì sao các con biết đó là phía trên?
=> Cô chốt lại.
- Cô hỏi nhiều trẻ và gợi ý trẻ biết nhấn mạnh “phía trên” của bạn thân. Cô hỏi một vài trẻ phía trên của trẻ và phía trên của trẻ có gì?
* Phía dưới của bản thân
- Các con hãy đứng lên nào? Ai giỏi cho cô biết sàn nhà có gì? - Những củ cà rốt có màu gì đấy?
- Được dán ở đâu nhỉ?
- Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy những củ cà rốt đó? - Vì sao chúng mình phải cúi xuống mới nhìn thấy nó? - Cô gợi hỏi trẻ vì củ cà rốt ở phiá dưới
- Cô chỉ và nói 2- 3 lần, cô cho cả lớp và cá nhân trẻ nói “phía dưới”của bản thân.
- Cô cho trẻ nói phía dưới và hỏi phía dưới có gì?
* Phía trước của bản thân
- Thấy chúng mình học rất vui bạn thỏ bông cũng muốn vào xem chúng mình học đấy. Các con cùng chào bạn thỏ nào.
- Bạn thỏ đag ở đâu nhỉ? Các con có nhìn thấy bạn ấy không? - Ví sao các con nhìn thấy?
- Các con nhìn thấy bạn thỏ vì bạn ấy ở phía trước các con đấy. - Cho cả lớp đọc “ Phía trước”
* Phía sau của bản thân
- Chúng mình cùng chơi trò chơi nhé. Trời tối- trời sáng nhé. “Trời tối”
“ Trời sáng”
- Các con nghe thấy tiếng xắc sô ở đâu nhỉ? - Các con có nhìn thấy không?
- Vì sao các con không nhìn thấy sắc sô nhỉ?
- Các con ơi. Chúng mình không nhìn thấy xắc sô của cô vì nó ở phía sau đấy. - Cô cho cả lớp đọc “ phía sau”.
- =>Các con ạ những gì ở đằng sau mà phải quay người lại mới thấy đều gọi là phía sau đấy.
- Cô gọi trẻ hỏi phía sau của con đâu, phía sau của con có gì? - Cô Thủy vừa cho chúng mình nhận biết những phái nào nhỉ?