Quản trịvốn bằng tiền

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 37 - 39)

- Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất

1.2.2.3. Quản trịvốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân nó không tự sinh lời được, mà phải đem đi đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Cũng bởi khả năng thanh khoản cao nhất nên vốn bằng tiền dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Do đó cần đặt ra yêu cầu quản trị vốn bằng tiền.

Mục tiêu của quản trị vốn bằng tiền là làm cho số lượng tiền nắm giữ nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường. Do đó khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận hơn là việc bỏ không tiền ở trong két của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản, đây đều là các khoản đầu tư có tính thanh khoản tương đối cáo, khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút được tiền về.

Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính:

+ Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... của doanh nghiệp.

+ Nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý.

Lượng tiền tồn quỹ mục tiêu = Nhu cầu chi BQ 1 ngày x Số ngày dự trữ cần thiết

Ngoài phương pháp trên có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (Baumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.

Q = 1 2 2 c Q c × n × Trong đó: c1: chi phí giao dịch c2: là chi phí cơ hội

Qn : lượng tiền mặt để chi hàng năm

+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất, lợi dụng. Để làm tốt công tác này doanh nghiệp cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như:

- Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ.

- Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp.

- Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày.

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.

+ Chủ động lâp và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm

- Doanh nghiệp cần có biện pháp phù hợp để đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.

- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w