Phải trả ngắn hạn

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 73 - 78)

I. Tiền và các khoản tương

5. Phải trả ngắn hạn

ngắn hạn khác 19.250.000.000 89,00 24.050.000.000 84,30 -4.800.000.000 -19,96 4,70 6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.600.000.000 7,39 1.600.000.000 5,60 0 0,00 1,79 7. Nguồn vốn lưu động tạm thời 21.629.030.438 100 28.532.073.783 100 -6.903.043.345 24,20 0

Nguồn: BCTC Công ty TNHH thương mại Hoa Phúc Dương VP năm 2019 và 2020

Qua bảng 2.9 ta thấy nguồn vốn tạm thời của công ty tại thời điềm cuối năm 2020 đã giảm 6.903.043.345 đồng với tỷ lệ giảm là 24,2% so với thời điểm đầu năm 2020. Cụ thể:

Phải trả người bán cuối năm 2020 là 220.105.262 đồng, đầu năm là 2.338.369.471 đồng, so cuối năm với đầu năm giảm 2.118.264.209 đồng tương ứng với mức tỷ lệ giảm 90,6% , theo đó tỷ trọng cũng giảm 7,18%. Chỉ tiêu này giảm cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp giảm.

Khoản mục phải trả ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Cuối năm giảm so với đầu năm là 4,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,96%.

Bên cạnh đó trong năm 2020 công ty thực hiện nghĩa vụ trả lương cho công nhân viên đầy đủ, không đi chiếm dụng vốn của người lao động.

2.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động trong công ty

Công tác tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.

nguyên tắc an toàn tài chính,vì một bộ phận nguồn VLĐ thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động

Công ty luôn có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.

Tuy nhiên công ty còn ở quy mô nhỏ và nhà quản lý chưa thấy rõ được tầm quan trọng trong quản trị vốn lưu động nên chưa có phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Việc xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính mang nặng tính chủ quan, dựa theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị chứ chưa có một công thức nào cụ thể, nên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Điều này tác động tới các chính sách bán hàng, dự trữ hàng hóa của công ty… của công ty.

2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền2.2.4.1. Nguồn vốn bằng tiền 2.2.4.1. Nguồn vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận vô cùng quan trọng cấu thành VLĐ, được hình thành chủ yếu trong quá trình kinh doanh bán hàng và các quan hệ thanh toán. Đây là loại vốn có tính thanh khoản cao nhất và có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của doanh nghiệp . Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ , thanh toán các khoản chi phí cần thiết.

Việc quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa đảm bảo an toàn, đem lại khả năng đầu tư sinh lời cao vừa đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán tiền mặt, tạo độc lập tài chính cho công ty.

Vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Để biết được tình hình biến động vốn bằng tiền ta có bảng 2.10 và biểu đồ 2.3(trang bên)

Bảng 2.10. Biến động vốn bằng tiền của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1. Tiền mặt tại quỹ 152,059,784 59.20 26,030,511 2.28 126,029,273 484.16 56.92 2. Tiền gửi ngân hàng 104,778,043 40.80 1,115,626,330 97.72 -1,010,848,287 -90.61 -56.92 Tổng vốn bằng tiền 256,837,827 100 1,141,656,841 100 -884,819,014 -77.5 0

Nguồn: BCTC Công ty TNHH thương mại Hoa Phúc Dương VP năm 2019 và 2020

Hình 2.3. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty

Từ bảng trên ta thấy quy mô vốn bằng tiền của công ty có sự biến động mạnh mẽ về quy mô. Cụ thể:

- Về quy mô: Vốn bằng tiền năm 2020 giảm gần 815 triệu đồng (tương ứng giảm 77,5%. Chủ yếu là do chính sách bán hàng của doanh nghiệp dẫn đến các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng lên với mục đích là kích thích tiêu thụ sản phẩm.

- Về kết cấu: Kết cấu vốn bằng tiền của doanh nghiệp có sự thay đổi mạnh tiền mặt đã chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền ( năm 2019 tỷ trọng tiền mặn chỉ chiếm 2,28% thì đến năm 2020 đã tăng lên 59,2%)

2.2.4.2. Khả năng thanh toán của công ty

Các hệ số thanh toán phản ảnh khả năng có thể thanh toán , mức độ an toàn tài chính của doanh ngiệp . Đây là một trong những chỉ tiêu giúp các nhà

đầu tư có được những thông tin để đánh giá cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp, giúp các đối tác, có thể hiểu được tình hình doanh nghiệp qua có sẽ áp dụng các chính sách giao thương phù hợp. Mặt khác, các hệ số này chịu ảnh hưởng lớn từ biến động vốn lưu động và tình trạng dự trữ vốn bằng tiền của doanh nghiệp . Do vậy việc quản trị tốt vốn bằng tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong quá trình sản xuất kinh doanh .

Để có những đánh giá một cách chính xác và đầy đủ hơn về năng lực quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp , ta đi phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong năm 2019-2020 theo bảng dưới đây:

Bảng 2.11. Hệ số khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn đồng 30.975.035.787 37.708.932.914 -6.733.897.127 -17,86 2. Vốn bằng tiền đồng 256.837.827 1.141.656.841 -884.819.014 -77,50 3. Hàng tồn kho đồng 18.898.774.570 26.712.762.135 -7.813.987.565 -29,25 4. Nợ ngắn hạn đồng 21.629.030.43 28.532.073.783 -6.903.043.345 -24,19

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w