- Công ty cần có bộ phận chuyên trách về việc thẩm định, theo dõi tình hình tài chính, hiểu kỹ về khả năng thanh toán của các khách hàng để việc phân nhóm
3.2.4. Tăng cường công tác quản trị và dự trữ hàng tồn kho hợp lý
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc dự trữ hàng tồn kho là cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mỗi thời kỳ khác nhau. Dự trữ hàng tồn kho với một lượng bao nhiêu thì vừa đủ và quản lý hàng tồn kho thế nào cho tốt là một vấn đề rất khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Vì vậy, để công tác quản trị và dự trữ hàng tồn kho đạt hiệu quả hơn thì công ty có thể áp dụng các biện pháp như sau:
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm kê để phát hiện ra những thất thoát, hàng hóa kém chất lượng, hoặc khó tiêu thụ để có kế hoạch xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
+ Cần trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm hàng hóa tồn kho bị giảm giá,
đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính.
+ Lên kế hoạch dự tính sản lượng tiêu thụ cho năm tới để tính toán được sản lượng tồn kho sao cho hợp lý.
+ Công ty cũng không nên ham hưởng chiết khấu thương mại mà mua nhiều hàng hơn so với nhu cầu thực tế. Trước khi quyết định lượng đặt hàng kinh tế lên đến mức được hưởng chiết khấu, cần so sánh mức sinh lời ròng từ hưởng chiết khấu với chi phí tồn kho gia tăng. Nếu kết quả dương công ty nên gia tăng lượng đặt hàng, nếu âm thì nên đặt hàng ở điểm đặt hàng đã tính ban đầu. Khoản chênh lệch này được tính như sau:
Khoản chênh lệch từ
hưởng chiết khấu = Chiết khấu trên mỗi đơn vịtồn kho + Nhu cầu tồn kho đặt muahằng năm + Tăng cường hợp tác, tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp để đảm bảo nguyên vật liệu nhập vào công ty đạt chất lượng tốt với mức giá hợp lý.