I. Tiền và các khoản tương
1. Doanh thu thuần đồn g
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, hiện nay phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của Công ty vẫn chưa hoàn thiện, gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nhu cầu vốn tồn kho dự trữ, nhu cầu về phải thu. Điều này khiến Công ty rơi vào tình trạng bị động, chưa có kế hoạch sử dụng VLĐ một cách khoa học và hiệu quả nhất. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do quy mô công ty còn nhỏ, chưa có bộ phận chuyên trách về quản trị TSLĐ: Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị tài chính, đặc biệt là quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh chỉ sử dụng phương pháp đơn giản, ước tính hay dự đoán để hoạch định số liệu tham khảo và do tình hình thị trường biến động phức tạp nên việc dự báo doanh thu tương đối khó khăn.
Thứ hai, cuối năm 2020 công ty duy trì kết cấu VLĐ mà trong đó hơn 60% là vốn tồn kho ; 32,2% các khoản phải thu ngắn hạn (đầu năm là 18,82%) ; 0,83% là vốn bằng tiền ( đầu năm là 3,03%) và 5,96% là TSNH khác. Đây là một kết cấu TSLĐ chưa được phù hợp, chưa an toàn đối với tình hình kinh doanh của Công ty. Tính thanh khoản của các tài sản có xu hướng giảm dần, vốn bằng tiền giàm xuống mức thấp, đôi khi sẽ không đáp ứng được khả năng thanh toán tức thời. Các khoản nợ phải thu tăng, cho thấy vốn đang bị chiếm dụng tăng, áp lực thu hồi công nợ lớn. HTK có xu hướng giảm so với đầu năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao ( chiếm 60% trong tổn VLĐ) , vòng quay HTK giảm,cho thấy số lượng hàng hóa bán ra còn ít, khả năng tiêu thụ sản phẩm chậm dẫn đến mức độ thu hồi vốn còn thấp.
Thứ ba, trong năm 2020, Công ty chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ. Điều này thể hiện qua hàm lượng VLĐ đã giảm so với năm 2019, bên cạnh đó, số vòng quay VLĐ đã giảm cùng với sự gia tăng của kỳ luân chuyển VLĐ. Nguyên nhân do VLĐ cung ứng tăng so với năm 2017nhưng DTT lại giảm so với năm 2017.Công ty gia tăng đầu tư cung cấp VLĐ trong khi doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ lại có mức tăng không tương xứng với số vốn đầu tư cung ứng. Vì vậy, việc sử dụng đồng VLĐ chưa hợp lý, còn lãng phí trong sử dụng VLĐ.
Thứ tư, trong năm 2020 lượng HTK giảm, tuy nhiên doanh thu lại giảm so với năm 2019, điều đó cho thấy các chính sách bán hàng của công ty còn chưa thật sự tốt,các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng, điều đó thể hiện vốn bị chiếm dụng đang tăng, công ty cần có các biện pháp điều chỉnh lại các chinh sách đãi ngộ để thu hút khách hàng, nhằm thu hồi được các khoản nợ một cách hợp lí.
Do còn nhiều nhược điểm trong việc tổ chức theo dõi và quản lý vốn lưu động. Công ty cần có các giải pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu kể trên, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, góp phần giúp công ty tăng trưởng và phát triển.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠICÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOA PHÚC DƯƠNG VP