- Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất
1.2.2.5. Quản trị hàng tồn kho
a) Vốn tồn kho dự trữ và nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.
Nếu căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm.
Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. Thông thường đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro. Ngược lại, loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau:
+ Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với mức tồn kho thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của trị trường...
Để quản trị hàng tồn kho, ta có thể sử dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (EOQ - Economic order quantity), là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu (lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp. Nội dung của phương pháp này là xác định được một mức tồn kho dự trữ để đảm bảo chi phí tồn kho là thấp nhất. Mô hình EOQ mô tả như sau:
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí lưu giữ
Chi phí đặt hàng
QE Số lượng đặt hàng
Hình 1.5. Mô hình tổng chi phí tối thiểu
Mức dự trữ tồn kho Q Q/2 T đh1 T đh2 T đh3 Thời gian
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp HVTC 2015)
Hình 1.6. Mức dự trữ tồn kho
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định được mức đặt hàng kinh tế như sau:
Nếu gọi:
C: Tổng chi phí tồn kho
C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức hàng đặt mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2 C n 1 2 Q Q C C 2 Q = × ÷ + × ÷
+ Mức đặt hàng kinh tế: Q = 2 n 1 2 c Q c × ×
+ Số lần cần cung ứng trong năm (Lc):
n c E Q L Q =
+ Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là
c c 360 N L =
+ Thời điểm tái đặt hàng (Qđh):
Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng. Như vậy thời điểm đặt hàng phản