- Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất
1.2.2.4. Quản trị nợ phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do đó
chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:
❖ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Trước hết doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để có thể bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.
Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp. Tương tư, trường hợp áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong quản lý khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận doanh nghiệp trả cho khách hàng do giảm giá hàng bán chịu.
❖ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, các thông tin khác...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
(Nguồn: Internet)
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình đánh giá uy tín khách hàng
Bước 1:Thu thập thông tin về khách hàng
Bước 2:Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của khách hàng
Bước 3: Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt chính sách bán chịu, hoặc từ chối bán chịu
* Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từngkhách hàng để nâng cao hiệu suất thu hồi nợ; xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng hóa tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng.
+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp của Tòa án kinh tế...