Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 104 - 106)

- Công ty cần có bộ phận chuyên trách về việc thẩm định, theo dõi tình hình tài chính, hiểu kỹ về khả năng thanh toán của các khách hàng để việc phân nhóm

3.2.6. Một số giải pháp khác

a) Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Yếu tố con người cũng là một trong các nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Để phát huy tốt nguồn nhân lực công ty có những chính sách riêng và thực hiện một số biện pháp như sau:

+ Có kế hoạch và có ngân sách cụ thể, rõ ràng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng việc đào tạo tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cả về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

+ Công ty cũng cần chú ý đến việc nâng cao đời sống và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, đảm bảo lợi ích cho người lao. Bên cạnh đó công ty cần có chính sách thi đua khen thưởng và kỷ luật hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

+ Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của công ty nhằm thu hút nhân tài, tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển trong thời gian tới.

b) Mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong điều kiện hiện nay, duy trì và mở rộng thị trường là khách quan đối với các doanh nghiệp, là điều kiện để cho các doanh nghiệp có thể tồn tại

và phát triển. Để đạt được điều đó doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Xây dựng chính sách giá cả phù hợp nhằm vừa đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của công ty, vừa kích thích người tiêu dùng trên cơ sở giá cả và chất lượng phù hợp.

+ Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp công ty rút ngắn thời gian thực hiện giá trị của sản phẩm trên thị trường để bắt đầu chu kỳ mới của sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn vốn, giảm chi phí sử dụng vốn đồng thời tăng vòng quay của vốn. Do đó công ty phải coi trọng công tác tiếp cận thị trường, lập phương án giao dịch hợp lý.

+ Công ty cần chú trọng đến việc mở rộng mặt hàng cả về chiều rộng và về chiều sâu. Tức là cần phải đa dạng hoá sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, nâng cao chất lượng của sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều hơn những nhu cầu đa dạng của thị trường. Trên cơ sở đó, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được thuận lợi.

+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng.

c) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng… là những yếu tố khó dự đoán trước. Vì vậy, để hạn chế phần nào những rủi ro có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để vốn lưu động không bị hao hụt. Cụ thể như:

+ Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ

về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.

+ Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho. Lập dự phòng cho các khoản phải thu, nhanh chóng xử lý các khoản nợ có dấu hiệu nghi ngờ về mất khả năng thanh toán, chủ động tìm nguồn tài chính thay thế khi không có khả năng thu hồi nợ.

+ Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hàng hóa tồn kho, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.

Một phần của tài liệu 257 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w