- Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất
1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Tổ chức nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, ổn định.Xét theo thời gian sử dụng, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phân chính: nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục và ổn định.
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu biến động tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên được xác định như sau: NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong giai đoạn luân chuyển như dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm, nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này được gọi là tài sản lưu động thường xuyên. Nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra bình thường mà có những lúc xuất hiện sự cố làm nảy sinh nhu cầu vốn lưu động tạm thời như: giá cả nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, lượng đơn đặt hàng tăng mạnh. Như vậy doanh nghiệp cần phải xác định cho mình nguồn tài trợ hợp lý.
Qua cách xác định nguồn vốn lưu động như trên, tình hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: NWC >0.
Xảy ra khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn, nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương.Khi đó, sẽ tạo ra sự an toàn và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì một bộ phận nguồn VLĐ thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn NWC > 0 thường xuyên
Tài sản dài hạn
Hình 1.7. Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC>0
TH2: NWC < 0
Xảy ra khi tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn, nguồn VLĐ thường xuyên có giá trị âm. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Lúc này, một bộ phận của tài sản dài hạn được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn, đó là dấu hiệu việc sử dụng nguồn vốn sai, cán cân thanh toán bị mất cân bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có tốc độ vòng quay vốn nhanh như ngành thương mại thì trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn NWC < 0 Nguồn vốn thường xuyên
NWC = 0
Hình 1.9. Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC=0
Xảy ra nếu tài ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị bằng 0. Khi đó, chỉ có những tài sản cố định được tài trọ bằng nguồn vốn thường xuyên, còn nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản lưu động. Trường hợp này ko tạo ra tính ổn định trong qua trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với những ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm.
Như vậy, đối với mỗi DN, tại mỗi thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ TSLĐ cũng khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét mối quan hệ trên đây cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình TSLĐ của DN, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định điều chỉnh và lựa chọn chính sách phù hợp cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.