- Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thông thường nhân tố chủ quan gồm các nhân tố sau:
• Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Cụ thể: nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn, sử
tạo ra sự thiếu hụt vốn trong sản xuất, làm sản xuất bị ngưng trệ, giảm khả năng thanh toán, mất uy tín đối với khách hàng, doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí để khắc phục hậu quả.
• Chính sách huy động vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động:
Chính sách huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo số VLĐ cần thiết với chi phí sử dụng vốn tối ưu, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách huy động vốn không phù hợp, cụ thể như doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động hoặc huy động không dựa trên nhu cầu sẽ dẫn tới nguy cơ thừa hoặc thiếu VLĐ, chi phí sử dụng vốn cao và làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ.
• Ngành nghề kinh doanh
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quan trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Chính vì vậy, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như toàn ngành nói chung để có thể hoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp.
• Các chính sách liên quan tới quản trị vốn lưu động
Bao gồm những chính sách về dự trữ quản lý tiền, nợ phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp. Các quyết định, chính sách này là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới quy mô và công tác quản trị VLĐ. Cụ thể:
- Chính sách về hàng tồn kho: đó là các quyết định về duy trì tồn kho dự trữ đáp ững nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quyết định về trích lập dự phòng về hàng tồn kho. Một chính sách tồn kho hợp lý sẽ quyết định một lượng vốn tồn kho dự trữ hợp lý vừa giúp doanh nghiệp có thể
duy trì sản xuất linh doanh liên tục, vừa giảm lượng vốn “chết”trong kho, giảm các chi phí về tồn kho, giảm rủi ro về giá của hàng tồn kho, từ đó tăng cường hiệu quả quản trị hàng tồn kho và ngược lại.
- Chính sách về nợ phải thu: đó là các quyết định về bán chịu, chiết khấu thanh toán và công tác quản lý nợ phải thu. Các chính sách này quyết định trực tiếp tới quy mô nợ phải thu của doanh nghiệp, tới khả năng thu được tiền, rủi ro thanh toán, chi phí cũng như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chính sách về dự trữ tiền: tùy theo định hướng của mình mà các nhà quản trị quyết định lượng tiền tồn quỹ của doanh nghiệp, điều này cũng tác động trực tiếp tới tốc độ quay vòng chung của VLĐ và nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp. Việc dự trữ nhiều tiền mặt đòi hỏi công tác quản lý chặt chẽ và tăng các chi phí trong quản trịVLĐ của doanh nghiệp.
• Công tác lập và thực hiện kế hoạch tài chính về VLĐ:
Việc lập kế hoạch tài chính vềVLĐ tốt, sát với nhu cầu thực tế và thực hiện tốt kế hoạch đó sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa công tác quản trịVLĐ, giảm các chi phí quản lý, tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ, có thể đối phó linh hoạt với những sự kiện phát sinh.
• Trình độ quản lý sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động:
Đây là nhân tố tác động trực tiếp tới việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại, quản lý tốt việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ cùng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giảm thiểu chi phí về nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giúp giảm lượng vốn tồn kho.
• Uy tín của doanh nghiệp:
năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.Công ty tạo được uy tín cao chắc chắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường.