Sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 30)

và các hoạt động khác.

- Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: Vì BĐS thường có giá trị lớn

và lâu bền, chịu sự hao mòn qua thời gian, gồm nhiều chủng loại nên việc quản lý BĐS không đơn giản. Hàng hóa BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hóa thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.

- Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: Hàng hóa BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hóa thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v.. chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.

1.2.2. Sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất độngsản sản

Thứ nhất, hàng hóa BĐS chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của nền kinh tế, nên BĐS quyết định lớn đến tăng giảm tổng tích lũy của nền kinh tế.

Thị trường BĐS là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Thị trường BĐS có liên quan đến lượng tài sản rất lớn trong nền kinh tế của một nước, là một trong những thành tố quan trọng đóng góp vào tăng GDP của nền kinh tế (tài sản BĐS chiếm từ 45-75% sự giàu có của các nước đang phát triển). Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường BĐS có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nó quyết định lớn đến tăng giảm tổng tích lũy của nền kinh tế. Thị trường BĐS khi nóng lên sẽ làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, nếu thị trường BĐS giao dịch ít sôi động hay còn có thể nói là nguội đi thì sẽ làm cho tăng trưởng giảm đi đáng kể, có khi còn làm cho tăng trưởng âm.

Thứ hai, nhu cầu về thị trường BĐS luôn có xu hướng tăng cao.

Kinh tế ngày càng phát triển cùng với đó là sự gia tăng dân số, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên như nhu cầu vui chơi giải trí, khu ăn uống, nhu cầu khám chữa bệnh… Để đáp ứng nhu cầu của con người, ngày càng mọc lên nhiều nhiều khu vui chơi, resort, khu chung cư, khu biệt thự biệt lập, các bệnh viện tư nhân, các khu trung tâm thương mại… Chính những điều này đã làm cho nhu cầu về thị trường BĐS ngày càng tăng.

Thứ ba, thị trường BĐS tác động tới nhiều loại thị trường khác trong nền kinh tế.

Là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, vậy nên có thể nói rằng BĐS là hạ tầng của nền kinh tế. Chính vì vậy thị trường BĐS ngoài sự vận động của chính bản thân nó còn tác động đến các thị trường khác. Cụ thể như:

- Tác động vào thị trường máy móc thiết bị và thị trường vật liệu xây dựng: Thị trường máy móc thiết bị và thị trường vật liệu xây dựng là thị trường cung cấp sản phẩm đầu vào cho nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, cửa hàng, khách sạn, nhà máy… Tất cả các chi phí về vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị đều nhập lại tạo nên tổng giá trị của tài sản BĐS đó.

- Thị trường BĐS phát triển liên thông với thị trường lao động: Thị trường BĐS trực tiếp tác động vào thị trường lao động. Khi thị trường BĐS phát triển tức là cung cầu của hàng hóa BĐS tăng lên, điều này mở ra triển vọng tạo thêm việc làm mới để thu hút nguồn lao động xã hội. Ngược lại khi cung vượt quá cầu trên thị trường BĐS thì việc sa thải lao động trên các công trình xây dựng, trang trại… là điều khó tránh khỏi, tạo ra hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị… phải giải quyết.

- Thị trường BĐS ảnh hưởng lan tỏa vào thị trường tài chính, tiền tệ: Thị trường BĐS hoạt động có hiệu quả là cơ sở để huy động được nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế. Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả điều tiết vốn vay cho đầu tư BĐS của các ngân hàng, chính là yếu tố cần thiết để thị trường BĐS phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn. Ngược lại, thị trường vốn bị bó hẹp, hay “thắt chặt” thì thị trường BĐS cũng khó phát huy được năng lực của nó, thậm chí lâm vào bất ổn (“bong bóng” hoặc “đóng băng”).

Thứ tư, tác động tích cực của thị trường BĐS.

- Là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho các nhà kinh doanh BĐS: Với đặc điểm đặc biệt của BĐS là có hạn, nên hàng hóa trên thị trường BĐS là việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng từ người này sang người khác. Việc mua đi bán lại đó đã tạo ra một khối lượng hàng hóa không cạn kiệt cung cấp cho thị trường, làm cho hàng hóa thị trường BĐS luôn luôn phong phú.

- Thúc đẩy các DN áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ: Thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng chịu sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cơ bản là cung và cầu, giá cả, cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển trên thị trường, các DN luôn luôn phải áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi nhuận cao.

- Thúc đẩy quá trình đổi mới quản lý đất đai, nhà ở: Thị trường BĐS có tác động qua lại tới nhiều thị trường, thị trường BĐS phát triển góp phần từng bước xây dựng đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế hàng hóa. Thông qua hoạt động của thị trường BĐS mà nhà nước đã tiếp tục bổ sung hoàn thiện pháp luật, và các chính sách cũng như tổ chức, quản lý tạo điều kiện cho thị trường mở rộng và phát triển góp phần khắc phục tình trạng “ kinh doanh ngầm”, tham nhũng, trốn thuế, đầu cơ và tệ nạn khác xung quanh hoạt động kinh doanh BĐS đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta.

- Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, nâng cao trình độ xã hội hóa trong sản xuất kinh doanh: Trên thị trường BĐS, các nhà kinh doanh và người sử dụng có điều kiện tiếp xúc với nhau, từ đó tạo mối quan hệ qua lại, xây dựng các quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực như xây dựng, ngân hàng, môi trường đô thị… để mở rộng thị trường. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh BĐS đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân về nhà ở và các sản phẩm cần thiết khác được tạo ra gắn liền với đất đai.

Thứ năm, đầu tư vào bất động sản cần một số lượng vốn lớn, thời gian quay vòng lâu.

Giá trị của hàng hóa BĐS là rất lớn. Để tiến hành hoạt động đầu tư vào hàng hóa này cần chủ đầu tư phải bỏ ra một số lượng vốn lớn trong khi số vốn của nhà đầu tư trong nước ít. Các nhà đầu tư trong nước chủ yếu vay ngân

hàng để tiến hành đầu tư, ngân hàng không thể cho vay dài hạn với số lượng vốn lớn. Chính vì vậy để thúc đẩy phát triển thị trường BĐS trong nước cần phải tiến hành thu hút FDI vào thị trường này.

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 30)