Định hướng phát triển thị trường bất động sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 72 - 76)

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quyết, chỉ thị. Đồng thời các bộ, ngành, địa phương chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như: Tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch... nên thị trường BĐS không rơi vào trạng thái "đóng băng".

Theo đó, một số nghị định, nghị quyết đã được bàn hành, như: Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; Nghị quyết 84/2020/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó đã tháo gỡ được điểm nghẽn lâu nay của các dự án BĐS về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án BĐS.

Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cho phép được bù trừ số tiền thuế thu nhập mà các doanh nghiệp đã nộp thừa (tổng giá trị khoảng 4.875 tỷ đồng) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024.

Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đã hình thành hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn của xã hội và giảm thiểu rủi ro cho thị trường vốn và các nhà đầu tư.

Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, với nhiều quy định mới tháo gỡ được nhiều vướng mắc của các dự án đầu tư, dự án nhà ở...

Ngoài ra, còn Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và một số Nghị định về quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng... Những Nghị định này không chỉ tác động trực tiếp đến thị trường BĐS thời điểm COVID-19 hiện nay, mà còn mang đến nhiều tác động tích cực cho thị trường hồi phục, phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường BĐS triển ổn định, khắc phục lệch pha cung - cầu; trong đó, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS, khắc phục lệch pha cung - cầu sản phẩm BĐS; chú trọng khuyến khích phát triển sản phẩm BĐS đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp.

Cùng đó, pháp luật về kinh doanh BĐS tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để kịp thời tham mưu các chính sách quản lý các loại hình BĐS mới, BĐS công nghiệp, BĐS du lịch, lưu trú...

Bộ Xây dựng đề xuất, cần khai thác, sử dụng BĐS hiệu quả, đặc biệt là BĐS đất đai để khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công trình trên đất phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng đó, phát triển đa dạng các loại BĐS, bảo đảm cân đối cung - cầu của từng phân khúc, từng địa phương và trong từng giai đoạn. Phát triển cơ sở hạ tầng đi đôi với cải tạo chỉnh trang đô thị lớn thành các thành phố thông

minh, hiện đại gắn kết với việc phát triển đô thị vệ tinh để lan tỏa sự phát triển và phân bố lại cung - cầu bất động sản. Đến năm 2025, hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng; đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm; đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.

Về hạ tầng đô thị: Tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án đường sắt đô thị, đường vành đai, đường xuyên tâm, các bãi đỗ xe, các công trình, đầu mối về cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước tại các đô thị lớn. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Đồng thời, Bộ cũng đề xuất có giải pháp thu hút nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa BĐS, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, công trình sản xuất, kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại đô thị.

Nhà nước chủ động kiểm soát, điều tiết và định hướng sự phát triển ổn định thị trường BĐS, khắc phục tình trạng thị trường ngầm, phát triển tự phát và đầu cơ BĐS. Ngoài ra, cần thiết xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường BĐS đảm bảo kết nối và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; xây dựng cơ chế minh bạch đánh

giá giá trị đất đai, bất động sản. Song song với việc tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia thị trường BĐS theo cơ chế thị thị trường, việc quản lý các dự án đầu tư phát triển đô thị cần theo quy hoạch và có kế hoạch; chủ động kiểm soát, điều tiết đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, công khai, minh bạch.

Quan điểm của Việt Nam là thu hút FDI vào các dự án BĐS đòi hỏi vốn lớn, các dự án gắn với cơ sở hạ tầng và khuyến khích đầu tư vào các khu vực, địa bàn khó khăn cũng như là các dự án BĐS cho những người có thu nhập thấp, vì đây là những dự án cần vốn lớn, thời gian thu hồi vốn khá chậm. Với những dự án này thường thì các nhà đầu tư trong nước không mấy hào hứng hoặc không đủ năng lực tài chính cũng như năng lực kỹ thuật để triển khai dự án. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI vào thị trường BĐS của Việt Nam cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w