Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 88 - 91)

Thu hút FDI có chọn lọc: Những năm gần đây và dự báo trong những năm sắp tới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những điểm đầu tư BĐS hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên hiện nay, khi nền kinh tế đòi hỏi phải tái cơ cấu, phải phát triển nhiều ngành sản xuất khác, thì việc tập trung vốn FDI vào lĩnh vực này có thể gây rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô vì những biến động của thị trường BĐS liên quan trực tiếp đến luồng tiền FDI vào nước ta, có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể. Do đó, việc thu hút FDI vào BĐS cần phải thận trong, ̣ tính toán kỹ lưỡng hơn, có sự định hướng và chọn lọc. Thứ nhất, cần chọn lọc nhà đầu tư. Theo đó, Chính phủ nên xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá đối với năng lực của mỗi nhà ĐTNN, ví dụ như: năng lực tài chính, khả năng quản lý, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nền tảng khoa học – công nghệ,… Thứ hai, cần chọn lọc dự án theo địa phương. Dễ dàng nhận thấy một thực tế đang diễn ra đối với thị trường BĐS Việt Nam, đó là lượng vốn FDI chủ yếu chảy vào các tỉnh/thành lớn (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang,…), đặc biệt gần đây là những khu vực địa phương gần biển (Phú Quốc là một điển hình) do sự phát triển và gia tăng nhanh chóng của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Như vậy sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong quá trình phát triển thị trường BĐS khi mà còn rất nhiều

địa phương có quỹ đất dư thừa nhưng chưa được tận dụng và khai thác có hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên. Thứ ba, cần chọn lọc dự án theo phân khúc, cụ thể là ở Việt Nam hiện đang có nhu cầu rất cao về phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho tầng lớp trung lưu nhưng lại thiếu vốn. Bên cạnh đó, thu hút vốn FDI vào việc nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng cũng được Chính phủ nước ta chú trọng và mong muốn các nhà đầu tư hướng tới, tuy nhiên, trước sự thăng hoa và nở rộ của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng và BĐS công nghiệp đang ngày càng nóng hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại, thì Chính phủ cần cân bằng giữa các dự án cho từng phân khúc, tìm kiếm thêm và ưu tiên cấp phép đăng ký cho những dự án thuộc phân khúc đang bị hạn chế và chưa phát triển.

Phát triển các tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán BĐS: Việc hình thành và duy trì một hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường BĐS cho phép thị trường hoạt động thông thoáng, giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động của thị trường vì vậy cần tạo điều kiện thành lập các trung tâm địa ốc, siêu thị địa ốc, các trung tâm môi giới, dịch vụ cho vay, thanh toán mua bán BĐS. Đồng thời nghiên cứu việc hình thành và ban hành quy chế hoạt động của các loại hình tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán BĐS.

Xây dựng hệ thống quản lý BĐS, tổ chức hệ thống đăng ký và theo dõi hoạt động về BĐS: Đây là hệ thống trực tiếp quản lý các giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên quan tới nhà đất, bất động sản. Nếu thủ tục càng đơn giản, minh bạch, chi phí vừa phải thì nó sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường BĐS, tăng hiệu quả giao dịch các hàng hóa BĐS. Vì vậy, cần hoàn thành hệ thống đăng ký BĐS, cấp giấy chứng nhận BĐS thống nhất, công khai, minh bạch, tạo bước ngoặt trong cải cách thủ tục hành chính, giúp giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS “ đánh giá được hiện trạng của quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế- xã hội thông qua các chức

năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắng với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào” để quản lý hiệu quả BĐS và thị trường BĐS hơn nữa.

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành BĐS: Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực BĐS rất quan trọng và cần thiết vì nguồn nhân lực này của Việt Nam hiện nay còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng thiếu hụt không chỉ diễn ra đối với những nhân sự cấp cao mà gần như là thiếu hụt ở tất cả các khâu, các lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ BĐS. Trước tình trạng đó của thị trường cần phải đào tạo đủ nguồn lực có đủ chất lượng cung cấp cho thị trường. Nhà nước cần có kế hoạch trong việc tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức, hướng dẫn tổ chức thi hành các điều khoản của luật pháp hoặc quy định cho các chuyên viên phụ trách các dự án. Cán bộ quản lý Nhà nước và trong các DN cần chú trọng cả kiến thức chuyên môn, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực BĐS, du lịch, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở rộng phạm vi bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý BĐS, cập nhật các thông tin BĐS cho đội ngũ nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ quan thẩm quyền cũng nên đồng thời tổ chức các khóa học về BĐS và các nghiệp vụ liên quan như định giá, giám định BĐS, môi giới phát triển BĐS, quảng cáo tiếp thị BĐS và cấp chứng chỉ để chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý và nhân viên kinh doanh BĐS và dịch vụ BĐS.

Hoàn thiện hệ thống thông tin về BĐS: Một thị trường BĐS với hệ thống thông tin về BĐS thường xuyên, minh bạch sẽ giúp cho thị trường hoạt động thông thoáng, giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động của thị trường, tránh nguy cơ nền kinh tế “bong bóng” do đầu cơ quá mức vào BĐS. Vì vậy để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển cũng như khuyến khích thu hút

ĐTNN vào Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS đảm bảo cung cấp thông tin công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời để thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh. Đồng thời đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin liên quan đến mua bán hàng hóa BĐS và đa dạng hóa tổ chức tư vấn cần thiết về pháp luật liên quan đến mua bán BĐS.

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 88 - 91)