Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 34)

bất động sản

Thứ nhất, yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn

tài nguyên thiên nhiên… có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư.

Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế: Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là

một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và hàng hóa BĐS nói riêng. Thực chất của sự phát triển nền kinh tế nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa (cách mạng Công nghiệp ) nói riêng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ… Sự tăng trưởng này đòi hỏi phải chuyển dịch một diện tích đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Điều đó đã làm gia tăng các giao dịch đất đai và các BĐS khác trong nền kinh tế đồng nghĩa với việc thúc đẩy thị trường BĐS phát triển. Từ đó thu hút nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào ngành nhiều hơn.

Thứ ba, sự tăng trưởng về dân số và các nhu cầu phát triển: Tăng trưởng

dân số làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó cầu về nhà đất tăng lên. Lượng cầu BĐS là một đại lượng tỉ lệ thuận với yếu tố dân số, đặc biệt khi tỷ lệ tăng dân số cơ học càng cao sẽ gây ra những đột biến về cầu BĐS. Dân số gia tăng dẫn đến lực lượng lao động trong xã hội cũng tăng lên. Yêu cầu về việc làm gia tăng dẫn đến yêu cầu khách quan về việc phải mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng đất. Tất cả những điều trên đã trực tiếp và gián tiếp làm cho thị trường BĐS ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, đầu tư vào lĩnh vực BĐS sẽ làm tăng cơ hội tồn tại và phát triển.

Thứ tư, yếu tố chính trị, xã hội: Chế độ chính trị là một trong các nhân tố

ảnh hưởng đến việc BĐS nói chung có trở thành hàng hóa hay không. Dưới chế độ quốc hữu hóa ruộng đất XHCN, có những giới hạn nhất định về đất đai tham gia vào thị trường BĐS, ví dụ như chính sách khống chế mục đích sử dụng đất làm cho việc chuyển dịch giữa các chủng loại hàng hóa không dễ dàng… Ngoài ra các nhân tố chính trị có những ảnh hưởng đến thị trường BĐS dưới khía cạnh quản lý của Nhà nước đối với các giao dịch BĐS. Có những nước quy định thủ tục giao dịch hợp pháp khá phức tạp, chi phí lớn, làm cho khả năng phát triển của thị trường BĐS giảm đi. Trong khi đó, có những nước có chi phí về thủ tục thấp sẽ khuyến khích đưa BĐS vào giao dịch.

Thứ năm, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của chính phủ và chính quyền các cấp: Với chính sách phát triển kinh tế trọng

điểm, Chính phủ quy hoạch và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Với việc quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm sẽ kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như: đường xá, sân bay, bến cảng… Các đầu tư này sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo quy hoạch chung của Chính phủ. Trên quy hoạch tổng thể của quốc gia, các địa phương cũng có những quy hoạch riêng cho địa phương mình và đi cùng với các quy hoạch là các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển của vùng đó và lan tỏa kéo theo vùng lân cận phát triển theo. Kinh tế vùng phát triển thu hút dân cư từ các vùng khác, đặc biệt là dân cư nông thôn tới sinh sống từ đó hình thành các khu dân cư. Việc hình thành các khu dân cư đã thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa BĐS tăng. Như vậy, các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đã dẫn đến sự gia tăng cầu về BĐS, thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS tại vùng kinh tế phát triển.

Thứ sáu, tập quán, truyền thống và thị hiếu: Thị hiếu và thói quen có

ảnh hưởng rất lớn đến thị trường BĐS ví dụ như: nếu như mọi người có thói quen ở nhà chung cư thì thị trường nhà chung cư trở nên sôi động, ngược lại thói quen ở biệt thự độc lập thì thị trường nhà, đất biệt thự ở khu ven đô lại nhộn nhịp… Có thể nói tập quán, truyền thống, thị hiếu là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng với việc mua bán trên thị trường BĐS. Yếu tố này có thể làm đẩy nhanh hoặc hạn chế các giao dịch trên thị trường. Mặt khác, nó cũng tác động đến việc sử dụng các phương tiện, các hình thức thanh toán.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 34)