Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp,

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 79 - 81)

tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước

Thị trường BĐS liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, từ đất đai đến tài chính ngân hàng, xây dựng, tư pháp cho nên phát triển BĐS và vận hành thị trường BĐS đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và minh bạch. Vì vậy, Nhà nước và Chính phủ cần:

Thứ nhất, lên kế hoạch rà soát lại tất cả các văn bản quy định, các chính

sách có liên quan để kịp thời điều chỉnh, hoàn chỉnh, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống cơ sở pháp luật. Việc hoàn thiện chính sách liên quan đến thị trường BĐS cần phải được quy hoạch trên quan điểm thực tiễn phù hợp với tiến độ phát triển của nền kinh tế, các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường. Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần tiến hành rà soát, có chế tài các dự án BĐS chậm triển khai hoặc không triển khai để thu hồi nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế và cần phải kiểm soát dòng tiền nước ngoài đổ vào BĐS Việt Nam một cách hợp lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của thị trường này.

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách,

văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường BĐS; xây dựng hệ thống công cụ để quản lý, kiểm soát sự phát triển của thị trường BĐS theo hướng ổn định, bền vững, có cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ, kết nối liên thông với các thị trường khác của nền kinh tế; chủ động xây dựng các kịch bản và các giải pháp để điều tiết, kiểm soát, bình ổn thị trường. Hệ thống chính sách liên quan đến thị trường BĐS cần hướng đến nhiều đối tượng phù hợp với sự đa

dạng về chủ đầu tư, vốn đầu tư, về công trình đầu tư, về mục đích đầu tư, về hình thức đầu tư. Cùng với đó, các cơ quan tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai 2013 với các định hướng về giao đất, cho thuê đất, đăng ký, thống kê, định giá và áp giá theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0; đồng thời, tập trung tháo gỡ các rào cản tiếp cận đất đai của các chủ đầu tư BĐS công nghiệp, ….Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định về các loại hình BĐS mới; thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác cấp phép cho các dự án FDI vào lĩnh vực BĐS nhằm chọn lựa được các dự án có chất lượng phù hợp như: đặt ra các quy định về đặt cọc, ký quỹ khi đầu tư dự án nhằm tránh các nhà đầu tư ảo; thay vì cho phép các nhà đầu tư BĐS điều chỉnh quy hoạch, giảm quy mô dự án hoặc chậm tiến độ phải thu hồi đất dự án để đấu giá.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân như thành lập các tổ

liên ngành để giải quyết các vướng mắc cho các nhà đầu tư liên quan đến thủ tục hành chính, đất đai…; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra các dự án sử dụng nhiều đất, giao dịch đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/ diện tích đất, kể cả đất KCN.

Thứ tư, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ Trung ương xuống

địa phương, tăng cường năng lực cho bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường thực thi các công cụ giám sát để thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật. Xây dựng chế tài xử phạt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đất đai.

Thứ năm, cần phải có sự giảm sát, quản lý thống nhất, sự phối hợp chặt

chẽ giữa Nhà nước, các cơ quan bộ ngành và chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước, đảm bảo sự nhất quán, không chồng chéo, không vượt quá khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành nhằm điều tiết

các hoạt động đầu tư bất động sản và thị trường bất động sản. Phải phân định rõ quyền hạn,trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 79 - 81)