Nâng cao hiệu quả các chính sách về kinh tế khác liên quan đến

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 84 - 85)

Cân đối cung - cầu hàng hóa cho thị trường BĐS, đặc biệt là BĐS nhà ở, bảo đảm chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung - cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. BĐS cao cấp ven biển đang dư thừa trong khi BĐS nhà ở tầm trung cấp, nhà ở xã hội lại đang thiếu mà 70% cầu hàng hóa BĐS là ở phân khúc nhà ở này. Chính vì vậy, Chính phủ cần mở rộng quy hoạch, có những chính sách khuyến khích đầu tư vào BĐS nhà ở tầm trung vì đây sẽ là một thị trường rất tiềm năng, có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cân bằng cung – cầu trên thị trường.

Hoàn thiện chính sách thuế: hoàn thiện chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan tới BĐS để khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS, giao dịch chính thức trên thị trường, hạn chế đầu cơ, trốn lậu thuế cũng như tăng nguồn thu cho Nhà nước. Bên cạnh ưu đãi thuế theo lĩnh vực, địa bàn, ưu đãi miễn giảm theo thời gian để thu hút ĐTNN cũng cần có chính sách thuế để giám sát bình ổn thị trường BĐS như quy định việc giao dịch BĐS trong một khoảng thời gian quá ngắn như mua đi bán lại dưới 6 tháng sẽ chịu thêm thuế ngoài thuế chuyển quyền sở hữu thông thường nhằm hạn chế việc mua bán nhiều lần làm tăng giá ảo trên thị trường, chống đầu cơ nhà đất. Với lộ trình cắt giảm thuế tương lai thì không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề ưu đãi tài chính thuế mà có

thể thực hiện ưu đãi gián tiếp thông qua hình thức tư vấn, hỗ trợ pháp lý trọn gói từ lúc được cấp phép đến lúc hoàn thành dự án. Ưu đãi thêm về chi phí thuê cơ sở hạ tầng quanh khu công nghiệp, ưu đãi về lao động.

Hoàn thiện công tác quy hoạch: Để phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS cần đổi mới toàn diện công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Cần nâng cao chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch bất động sản công nghiệp nói riêng để đảm bảo phân bố hợp lý của bất động sản và tương ứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng; có sự tổng hòa, thống nhất trong việc quy hoạch đô thị với quy hoạch KCN - KCX, khắc phục tình trạng đầu tư phát triển đô thị một cách tự phát, phát triển KCN – KCX vượt trước trình độ công nghệ hóa của đất nước. KCN – KCX cần hướng đến các vùng kinh tế trọng điểm nhất định, xây dựng trên vùng đất không ảnh hưởng đến môi trường đô thị, nhà ở hay lấn chiếm làm ô nhiễm đất canh tác nông nghiệp. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục, ưu đãi cho các DN phát triển. Tăng cường công tác giám sát đánh giá đầu tư xây dựng cơ bản, kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản, vốn FDI, xây dựng khu tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 84 - 85)