vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Cụ thể, trong năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt hơn 18 triệu lượt người, tăng 26% so với năm trước. Việt Nam cũng lọt Top 10 thị trường tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một tăng và yêu cầu đặt ra là họ cần được hưởng thụ những dịch vụ tốt nhất như: mua sắm, nghỉ dưỡng, giải trí… Không chỉ khách quốc tế mà ngay cả khách nội địa cũng ngày một khó tính khi đi du lịch. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày một nhiều và họ chi ra khoản tiền không nhỏ để du lịch nghỉ dưỡng. Do vậy, theo đánh giá của CBRE, trong những năm tới, BĐS nghỉ dưỡng vẫn sẽ là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Đặc biệt, BĐS Việt Nam sẽ được hưởng lợi cao nhất từ cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong xu hướng Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các vùng đô thị vệ tinh như Đồng Nai với quỹ đất lớn và lợi thế hạ tầng kết nối sẽ trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu về BĐS công nghiệp và nhu cầu nhà ở cho chuyên gia hoặc những người tham gia vào quá trình sản xuất này. Không những thế, môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được cải thiện dần, từ đó, bất động sản Việt Nam sẽ thu hút được nhiều dòng vốn hơn.
Với việc vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng gia tăng, sẽ có ngày càng nhiều người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà đất để ổn định cuộc sống lâu dài. Thị trường BĐS trong 10 năm tới được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ sự gia tăng đô thị hóa tại Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đạt 35%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như Philippines (47%), Trung Quốc (60%), Malaysia (77%). Trong 10 năm tới, tỷ lệ dân thành thị của Việt Nam ước đạt 46 triệu người, trong đó TP.HCM sẽ có gần 10 triệu dân thành thị. Số lượng các thành phố vừa và nhỏ cũng tăng lên đáng kể trong năm 2029 khi Việt Nam sẽ có 6 thành phố 1-5 triệu dân và 17 thành phố từ 0.5-1 triệu dân thành thị. Dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Nguyên nhân chính là tốc độ gia tăng dân số cùng xu hướng đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức thu nhập của người dân tăng làm tăng khả năng chi trả nói chung và tăng mức độ sẵn sàng chi trả cho nhu cầu về nhà ở nói riêng, nhu cầu cải tạo, thay thế nhà ở do sự thiếu hụt về chất lượng của nhà ở. Tỷ lệ dân số đô thị sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030, đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Sự phát triển các các khu đô thị này kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản tại các địa phương này.
Ngoài ra, là một trong những quốc gia có tốc độ dân số phát triển nhanh của khu vực Đông Nam Á với khoảng 90 triệu dân số thuộc độ tuổi dưới 35 tuổi thì Việt Nam đang bước sang thời kỳ dân số vàng. Như vậy, với dân số trẻ, tức là số dân ở độ tuổi lao động, lập gia đình lớn, cộng với thu nhập ngày càng cao, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng. Dự kiến, trong thời gian tới thì những sản phẩm đáp ứng nhà ở cho giới trẻ mới lập gia đình, bất động sản khu công nghiệp kết hợp cùng khu đô thị sẽ phát triển.
Trong tương lai không xa thì thị trường BĐS Việt Nam sẽ đón nhận khá nhiều cơ hội to lớn về kinh tế tăng trưởng thu hút đông đảo nguồn vốn từ các nhà ĐTNN, hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực. Như vậy, tiềm năng của lĩnh vực BĐS Việt Nam là rất lớn và nơi đây là một kênh đầu tư lý tưởng sau này cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Song song với đó, sự tham gia tích cực của những tập đoàn địa ốc hàng đầu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và nhiều nước khác sẽ làm cho hoạt động của thị trường trở nên chất lượng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các nhà ĐTNN cũng bắt đầu mở rộng phạm vi đầu tư, họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước đây, mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại bộ phận người dân Việt Nam theo tiêu chuẩn nhà ở của Nhật, Hàn Quốc, Singapore.
Hơn thế nữa, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định, nợ xấu tiếp tục được xử lý rốt ráo và tín dụng đối với BĐS được phép tăng trở lại, cộng với việc các hiệp định thương mại đàm phán thành công và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đã giúp cho Việt Nam không bị phụ thuộc nhiều vào một thị trường duy nhất. Hơn nữa, xu hướng gia tăng vốn FDI đầu
tư vào thị trường BĐS Châu Á – Thái Bình Dương cũng là một lợi thế cho Việt Nam nắm bắt cơ hội để phát triển thị trường BĐS nội địa.