Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 91)

Sức hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư phụ thuộc vào hệ thống chính sách và cơ chế quản lý của các cấp lãnh đạo trong hoạt động đầu tư. Vì đầu tư là một hoạt động tài chính nên nó rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường chính sách. Do đó trong thời gian tới cần:

1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng đồng bộ, thông thoáng, minh bạch. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khung khổ pháp lý để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và điều này đã được nhiều nhà đầu tư ghi nhận. Việc ban hành Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp năm 2005 được coi là những cải cách lớn về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, theo đó xóa bỏ tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng, không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa,... Tiếp là Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 đã có nhiều thay đổi lớn theo hướng minh bạch hơn và cụ thể hóa những quy định hiện hành chưa rõ ràng, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, như các khái niệm liên quan đến: Đầu tư, kinh doanh, dự án đầu tư, vốn đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài và quy trình, thủ tục đầu tư…

Để tăng cường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực BĐS, Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng tăng cường và quy định rõ các ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

2. Trung ương hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội thảo, các đoàn xúc tiến đầu tư, trao đổi và học tập kinh nghiệm được diễn ra giữa các tỉnh, thành trong cả nước, với các tổ chức và các nhà đầu tư.

3. Cải thiện hệ thống tài chính ngân hàng: Nhà nước phải sử dụng linh hoạt hiệu quả chính sách tiền tệ. Chính phủ cần cải thiện hệ thống thanh toán, tăng mức huy động tiền gửi đồng Việt Nam cho các chi nhánh ngân hàng nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp không được ưu tiên mua ngoại tệ, nới lỏng quy định hiện hành. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thị trường BĐS phát triển rất biến động, lúc thăng lúc trầm với những diễn biến phức tạp của dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam. Hoạt động ĐTTTNN có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc gia nói chung và trong lĩnh vực BĐS nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. ĐTTTNN là nguồn vốn quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của đất nước, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước.

Có được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước trong việc cải cách và hoàn thiện môi trường đầu tư, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, và kéo theo đó là nhu cầu ngày càng tăng về những tiện nghi làm việc, sinh hoạt, vui chơi giải trí… Song bên cạnh những thuận lợi mà các nhà đầu tư có được khi gia nhập vào thị trường BĐS Việt Nam thì họ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn như hệ thống pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ vì vẫn đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện, thị trường BĐS còn ảnh hưởng nặng cơ chế quan liêu bao cấp dẫn đến sự thiếu minh bạch, trì trệ, tình trạng đầu cơ bất động sản còn phổ biến, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, các doanh nghiệp bất động sản trong nước còn nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp…

Do đó để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS, Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp và chính sách thích hợp để phát huy tối đa những lợi thế đồng thời khắc phục những khó khăn cho các nhà đầu tư. Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của mọi bộ phận từ Trung ương đến địa phương trong việc cải thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, nâng cao chất

lượng cơ sở hạ tầng, tăng cường thực hiện hơn nữa các biện pháp xúc tiến đầu tư giới thiệu hình ảnh về Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần duy trì tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định và vững chắc, thực hiện hội nhập một cách chủ động và không đánh mất bản sắc riêng.

Bất động sản có tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn nữa hay không, thị trường bất động sản Việt Nam có thể đi đúng hướng như định hướng của Đảng và Nhà nước ta hay không không chỉ hoàn thiện hệ thống chính sách từ phía Nhà nước mà còn đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của các chủ thể tham gia. Đó là cả một quá chuyển biến lâu dài không thể ngày một ngày hai là có thể làm xong. Chắc chắn trong thời gian tới thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng được ngày càng đầy đủ hơn, chất lượng hơn cho đời sống dân cư.

Do thời gian và nguồn tài liệu còn bị hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn sự góp ý và nhận xét của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Hiểu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chỉ bảo để em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), “Giáo trình Tài chính quốc tế”, NXB Tài Chính

2. PGS.TS. Phan Duy Minh (chủ biên) (2011), “Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế”, NXB Tài Chính

3. Luật Dân sự 2005, Luật đầu tư 2014 4. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2020 5. Các trang web http://www.cbrevietnam.com/?lang=vi http://consosukien.vn/ https://danhkhoireal.vn/m-a-la-gi-cac-thuong-vu-m-a-bat-dong-san-lon- nhat-tai-viet-nam/ https://dautunuocngoai.gov.vn https://www.gso.gov.vn/ http://www.mpi.gov.vn https://reatimes.vn/emagazine-c54.html

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Hiểu

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Khóa: 55 Lớp: 08.02

Đề tài:Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên:...

...

...

...

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn:...

...

...

...

- Điểm - Bằng số:...

- Bằng chữ:...

Hà Nội, ngày....tháng… năm 20… Người nhận xét

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:………...

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Khóa: 55 Lớp: 08.02

Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Nội dung nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm: - Bằng số:... - Bằng chữ: ...

Hà Nội, ngày.... tháng… năm 2021

Người nhận xét

Một phần của tài liệu 244 đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 91)