nghiệp
1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động.
(1) Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường được đảm bảo từ hai nguồn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Cách xác định cụ thể như sau:
+ Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) = Nguồn vốn dài hạn – TSDH = (VCSH + Nợ dài hạn) – TSDH
= TSNH – Nợ ngắn hạn
+ Nguồn VLĐ tạm thời = Tổng VLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên Qua cách xác định trên, có thể thấy 3 trường hợp xảy ra như sau:
– Trường hợp 1:
NWC > 0 TSNH > Nợ ngắn hạn
Kết luận: Có một bộ phận nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ. Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Trường hợp 2:
NWC < 0 TSNH < Nợ ngắn hạn
Kết luận: Một phần TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn. Là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. Đây là sự mạo hiểm trong kinh doanh.
– Trường hợp 3:
NWC = 0 Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
Kết luận: Toàn bộ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn bộ TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Cách tài trợ này vẫn không tạo ra được tính ổn định trong kinh doanh, biểu hiện rõ nhất là ở các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản khi có tốc độ quay vòng vốn chậm.
trợ TSLĐ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó nhà quản trị có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp.
(2) Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng bộ phận vốn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên ta có thể xét kết cấu VLĐ tại một thời điểm thông qua các chỉ tiêu về tỷ trọng các thành phần cấu thành TSLĐ trong tổng TSLĐ
-Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền = -Tỷ trọng HTK =
-Tỷ trọng các khoản phải thu =
(3) Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền.
Dòng tiền thuần (lưu chuyển tiền thuần): Dòng tiền thuần chính là dòng tiền thu được và sử dụng trong doanh nghiệp. Có 3 loại dòng tiền thu thuần bao gồm: Dòng tiền thuần sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần sử dụng cho các hoạt động tài chính và dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư.
Nếu như dòng tiền trong doanh nghiệp dương thì điều này cho thấy dòng tiền thu vào đang lớn hơn dòng tiền chi ra tức vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng lên
Ngược lại, nếu như dòng tiền trong doanh nghiệp âm thì cho chúng ta thấy được dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra tức vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm.
Dòng tiền thuần bằng 0: doanh nghiệp cân đối thu chi.
Thời gian luân chuyển tiền: Là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt. Được xác định theo công thức.
Các hệ số thanh toán
Hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh mức độ đáp ứng các khoản thanh toán ngay lập tức tại một thời điểm nhất định
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của DN. Hệ số này cho biêt lãi tiền vay của DN và cũng phản ánh mức độ rủi ro gặp phải đối với các chủ nợ
(4) Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu:
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp như thế nào.
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy khi xem xét kỳ thu tiền trung bình, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu trong doanh nghiệp. Khi kì thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong nghành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
(5) Chỉ tiêu phải ánh tình hình quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định bằng công thức sau:
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với các doanh nghiệp trong nghành chỉ ra rằng; Việc tổ chức và quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ hàng tồn kho quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm.
(6) Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển, hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ.
Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lưu động.
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt.
1.2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn cố định.
Tình hình biến động VCĐ là tình hình tăng, giảm TSCĐ giữa 2 thời điểm so sánh:
∆TSCĐ = TSCĐ cuối kỳ - TSCĐ đầu kỳ
Biến động VCĐ phản ánh tình hình TSCĐ tại thời điểm hiện tại, là căn cứ để xem xét tình hình đầu tư, trang bị TSCĐ của DN. Từ đó, các nhà quản trị đưa ra những chính sách quản lý và đầu tư VCĐ một cách hiệu quả.
(2) Chỉ tiêu phản ánh kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó với tổng nguyên giá TSCĐ trong một kỳ nhất định. Ta có công thức sau:
Kết cấu từng loại TSCĐ =
(3) Chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu haoTSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh số TSCĐ còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 thì TSCĐ càng tiến gần đến hết thời gian sử dụng, VCĐ cũng thu hồi hết. Ta có công thức như sau:
Khấu hao TSCĐ trong các DN có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý VCĐ của DN. Thông thường có các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức như sau:
Mức khấu hao
hàng năm =
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao hàng năm = =
Phương pháp khấu hao nhanh.
Phương pháp này có thể được thực hiện theo 2 phương pháp sau: + Khấu hao theo số dư giảm dần:
MKHt = GCt X TKHđ
GCt : Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t