Tình hình vốn kinhdoanh và nguồn vốn kinhdoanh của công ty Cổ phần Dụng cụ Thể thao DELTA.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 63 - 68)

- Trong đó: Chi phí lãi vay

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.2.1. Tình hình vốn kinhdoanh và nguồn vốn kinhdoanh của công ty Cổ phần Dụng cụ Thể thao DELTA.

2.2.1.1. Tình hình tài sản và cơ cấu tài sản tại công ty Cổ phần Dụng cụ Thể thao DELTA.

Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh năm 2020

(ĐVT: triệuđồng)

Qua bảng trên có thể thấy tài sản của công ty biến động như sau:

Mục đích của việc nghiên cứu đánh giá cơ cấu tài sản, tỷ trọng đầu tư vào từng bộ phận tài sản của Công ty là cơ sở đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn từ đó có thể đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư. Cơ cấu tài sản của Công ty được thể hiện qua bảng 2.4.

Xuất phát từ đặc thù của Doanh nghiệp bất động sản và sản xuất buôn bán dụng cụ thể thao nói chung thì trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta, tài sản dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Từ số liệu cho thấy, năm 2018 tài sản dài hạn chiếm 71% tổng tài sản, năm 2019 chiếm 51% và năm 2020 tỷ trọng này tăng nhẹ lên 57%. Dù cho trong 3 năm qua có sự biếnđộng về tỷ trọng tài sản dài hạn là giảm rồi tăng, tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty qua các năm đều ở mức tương đối hợp lý thể hiện đặc thù của ngành bất động sản, sản xuất và buôn bán dụng cụ thể thao là tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty.

Xem xét tài sản ngắn hạn của Công ty, nếu như năm 2018 chiếm 4% thì sang năm 2019 tăng lên 7% và 2020 lại giảm còn 4% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu có xu hướng giảm, từ mức 2% năm 2018 lên 6% năm 2019 và giảm còn 1% năm 2020; điều này chứng tỏ công ty đã rất nỗ lực trong việc thu hồi công nợ nhưng nó cũng phản ánh 1 thực trạng là công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng.

Qua bảng 2.4 cho thấy trong những năm 2018 - 2020, Công ty cũng đã quan tâm đầu tư vào tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất, cụ thể năm 2018 tài sản cố định là 467.465 triệu đồng, năm 2019 là 173.787 triệu đồng và đặc biệt năm 2020 tài sản cố định tăng lên là 337.721 triệu đồng.

Về tài sản ngắn hạn cũng có sự biến động nhấtđịnh., cụ thể như sau: Nếu như năm 2018 tài sản ngắn hạn chỉ là 270.674 triệu đồng thì sang năm 2019 giảm nhẹ còn 263.381 triệuđồng và năm 2020 tăng lên 325.399 triệu đồng. Tỷ trọng cũng chiếm ngày càng cao trong cơ cấu tài sản của công ty khi từ mức 29% năm 2018 lên 49% năm 2019 và giảm về 435 năm 2020.

2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh

Bảng 2.4: Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh năm 2020

Qua bảng 2.3 cho thấy nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn cơ bản là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua. Cụ thể nợ phải trả năm 2018 là 567.409 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 61% trong tổng nguồn vốn, năm 2019 là 268.227 triệu đồng với tỷ trọng này là 50% và năm 2020 nợ phải trả của Công ty là 429.027 triệu đồng với tỷ trọng tương ứng là 57%. Có thể thấy rằng năm 2018, nợ phải trả tăng chủ yếu là do tăng các khoản vay và nợ ngắn hạn. Khi xem xét mối tương quan giữa sự gia tăng giá trị tài sản ngắn hạn với sự gia tăng vốn vay ngắn hạn cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn vốn này để đầu tư trang trải làm tài sản dài hạn tăng lên, điều này cũng xuất phát từ đặc thù chung của các Công ty hoạt động trong ngành dất động sản, sản xuất và phân phối dụng cụ thể thao. Bên cạnh đó, Công ty cần phải xem xét việc tăng các khoản vay và nợ dài hạn trong khi quy mô nguồn vốn năm 2018 tăng có tác động như thế nào tới việc thực hiện các dự án đầu tư mà Công ty đang triển khai hay không từ đó có quyết định sử dụng các phương thức huy động vốn cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới.

Từ bảng 2.3 ta cũng nhận thấy sự gia tăng liên tục của nguồn vốn chủ sở hữu, tăng từ mức 358.563 triệu đồng năm 2018 lên 270.377 triệu đồng năm 2019 và 325.156 triệu đồng năm 2020.

Trong đó lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng qua 3 năm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả, mang lại mức lợi nhuận cao đã góp phần bổ sung đáng kể vốn cho các chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời các quỹ khác cũng được bổ sung nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong Công ty, làm cho người lao động yên tâm và hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động.

Để đánh giá chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty có hợp lý hay không ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian huy động, sử dụng vốn của công ty qua:

* Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian năm 2020

Đvt: triệuđồng

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm 2019 và 2020)

Ta thấy cả đầu năm và cuối năm nguồn VLĐTX của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Nếu nhưđầu năm thì NWC> 0, tức làviệc hình thành tài sản ngắn hạnđược bùđắp bởi nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn thì sang đến cuối năm NWC<0, có nghĩa lànguồn hình thành tài sảndài hạnđược bùđắp 1 phần bởi nguồn vốn dài hạn. Việc sử dụng mô hình tài trợ này, công ty sử dụng nhiều nguồn vốn thường xuyên làm cho chi phí sử dụng vốn cao hơn, việc sử dụng vốn sẽ trở nên kém linh hoạt hơn. Tuy nhiên, điều này phản ánh đúng với ý nghĩa của một doanh nghiệp bất động sản, sản xuất và phân phối dụng cụ thể thao khi tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và đều được bù đắp bởi nguồn vốn dài hạn.

tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn vàmột phần để tài trợ cho tài sản dài hạn; còn nguồn vốn dài hạn được dùng toàn bộ để tài trợ cho TSDH. Toàn bộ NVDH dùng để tài trợ cho TSDH, còn phần lớn TSNH được tài trợ bởi NVNH. Bên cạnh đó:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu năm 2020 = Tài sản ngắn hạn đầu năm - Nguồn vốn ngắn hạn đầu năm = 41.520 triệu đồng.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2020 = Tài sản ngắn hạn cuối năm - Nguồn vốn ngắn hạn cuối năm = (9.424) triệu đồng.

Như vậy, tại thơi điểm cuối nămNVLĐTX của Công ty là sốâm. NVLĐTX tạo ra một mức độ không an toàn cho DN trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của công ty không được đảm bảo vững chắc. Do vây, công ty cần có kế hoạch tài chính từ năm 2021 để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w