- Trong đó: Chi phí lãi vay
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hôi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam sẽ bước sang năm 2021 với những yếu tố thuận lợi nhất định, nhưng thách thức khó khăn là rất lớn. Về mặt thuận lợi, trước hết có thể kể đến dự báo khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2020, tạo điều kiện đề thúc đẩy gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Năm 2021, kinh tế thế giới được dự báo vẫn duy trì tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm. Khu vực ASEAN được dự báo vẫn là khu vực kinh tế tăng trưởng cao và năng động nhất thế giới. Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục là nơi tiếp nhận đầu tư FDI lớn. Các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào việc phát triển của các quốc gia châu Á, trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có triển vọng tốt nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn thách thức với nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Trước tiên phải nói đến đại dịch COVID 19 ,đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Gần đây nhất là ổ dịch ở Chí Linh - Hải Dương và Vân Đồn – Quảng Ninh đã nâng số người mắc covid lên con số 2.846 ca nhiễm. Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 10, tín hiệu vui cho kinh tế Việt Nam là các chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trong tháng 9 so với tháng 8.
Trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Tổng số vốn FDI cam kết chỉ giảm khoảng 19% trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD). Đặc biệt, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Điều kiện của thị trường lao động đang trở lại bình thường, dù tỷ lệ lao động có việc làm giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng; thương mại hàng hóa thặng dư 16,8 tỷ USD....
Bởi vậy, GDP của Việt Nam có thể đạt tăng 2,5-3,0% và lạm phát được giữ vững dưới 4% trong năm 2020, với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong thời gian tới…
Theo “Báo cáo Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 15-9, GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020 và tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, trong khi GDP khu vực châu Á đang phát triển sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2020, và tăng 6,8% trong năm 2021. Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021. Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn…
Theo Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm
soát sự lây lan của Covid-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên, ADB cũng cảnh báo về những nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất; căng thẳng thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài. Tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục ở mức thấp bởi thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thêm nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục giảm.
Cũng theo ADB, khoảng 3/4 các nền kinh tế khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng âm trong năm 2020 và GDP khu vực châu Á đang phát triển sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2020, đánh dấu lần đầu tiên kinh tế khu vực tăng trưởng âm kể từ đầu những năm 1960, nhưng sẽ bật trở lại và đạt mức 6,8% trong năm 2021. Hầu hết các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trải qua chặng đường hồi phục gian nan trong những tháng còn lại của năm 2020. Tác động kinh tế từ đại dịch Covid-19 vẫn lớn khi các đợt bùng phát mới có thể khiến các quốc gia tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh.
Vì vậy, chính phủ các nước cần có những bước đi nhất quán và có sự điều phối rõ ràng để ứng phó với đại dịch, các chính sách cần ưu tiên bảo vệ mạng sống và điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là những nhóm dễ chịu tác động và đảm bảo người lao động trở lại làm việc và các doanh nghiệp nối lại hoạt động trong môi trường an toàn. Đây đều sẽ là những điều kiện thiết yếu để bảo đảm kinh tế khu vực sẽ dần hồi phục một cách toàn diện và bền vững.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần Dụng cụ Thểthao DELTA thao DELTA
• Công tác tổ chức và quản lý công ty
- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý của hệ thống toàn Công ty, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới và sáng tạo trong bộ máy lãnh đạo, quản lý tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý lãnh đạo tại Công ty. Hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển Công ty, thực hiện tốt công tác tuyển dụng và đào tạo 2020, nội dung đào tạo theo các hình thức khác nhau đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu cho quản lý, sản xuất và kinh doanh, phù hợp với điều kiện công việc của các đối tượng tham gia, mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xây dựng nếp sống văn hoá trong doanh nghiệp, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, phát động phong trào thi đua tại các đơn vị, nhà máy, tại các công trường trọng điểm góp phần động viên khích lệ công nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
- Ngoài ra dịch covid -19 đã yêu cầu thêm ở bộ máy lãnh đạo sự ứng phó nhanh hơn nữa , chiến lược kinh doanh đảm bảo và an toàn hơn nữa .
• Kế hoạch phát triển năm 2021
Về tổ chức kinh doanh
- Thực hiện kế hoạch nhập khẩu hợp lý đối với các mặt hàng kinh doanh ,phải chú ý đến lượng cầu của nền kinh tế . Áp dụng chặt chẽ biện pháp quản lý quy trình công nghệ, chú trọng quản lý chất lượng dịch vụ. Tăng cường quản lý chặt chẽ và tích cực triển khai thực hành tiết kiệm trong toàn bộ quy trình kinh doanh. Sau đại dịch covid-19 ,lượng cầu chắc chắn sẽ giảm nên việc giảm hàng tồn kho là chắc chắn. Ngoài ra nên tăng thêm nhiều ưu đãi và chính sách hồ trợ đối với bên mua để hợp tác cùng phát triển và cùng xoa dịu khó khăn của nền kinh tế hiện tại .Việc này sẽ giúp công ty giải quyết được số lượng Hàng tồn kho nhất định và tăng doanh thu cho công ty ( mặc dù chắc chắn là lượng tăng doanh thu không bứt phá ) .
Về thị trường: Làm tốt công tác marketing giới thiệu quảng bá sản phẩm nhằm mở rộng thị trường trong cả nước, đặc biệt là các cửa hàng dụng cụ thể thao và các sân bóng trong nước. Ưu tiên các khách hàng lớn, có uy tín và có khả năng tìa chính, những khách hàng mới có khả năng mở rộng và phát triển quan hệ đối tác kinh doanh, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc bỏ qua các của hàng nhỏ, nơi thực sự có nhu cầu.
Về đầu tư: Đầu tư mở rộng hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.