- Trong đó: Chi phí lãi vay
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.2.2. Tăng cường quản trị các khoản phải thu
Nợ phải thu năm 2020 vẫn tăng, công tác quản trị nợ phải thu chưa đạt hiệu quả nên trong thời gian tới cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ và đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ, đặc biệt là với các khoản phải thu khách hàng và cụ thể như sau:
+Đối với các khoản nợ xấu như nợ khó đòi, nợ quá hạn để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra DN cần có các biện pháp thích hợp như: ngừng hợp đồng mới đối với KH nợ quá hạn,...
+ Chính sách bán chịu hiện tại của Công ty là hợp lý..Tuy nhiên điều này như một con dao hai lưỡi: Vừa tạo mối quan hệ tốt với KH nhưng khó
loại trừ được rủi ro nợ xấu. Vì vậy công ty cần phải theo dõi các khoản phải thu khách hàng sát sao và lập dự phòng theo đúng quy định để hạn chế ở mức tối đa rủi ro gặp phải
+Công ty cần phải xem xét kĩ đối tượng khách hàng về mức độ uy tín, mức độ thân quen và khả năng trả nợ khi đến hạn để đưa ra các hình thức bán chịu,thu hẹp phạm vi khách hàng hưởng ưu đãi, rút ngắn thời gian bán chịu và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn
+ Thời gian tới, Công ty cần xác định lại chính sách bán chịu hợp lý, bao gồm xác định cả đối tượng bán chịu và thời gian bán chịu, có tính đến mục tiêu mở rộng thị trường và xem xét chính sách bán chịu của đối thủ cạnh tranh. Trước khi ra quyết định bán chịu, Công ty cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khách hàng đủ khả năng thanh toán, chi trả khi đến hạn, không làm phát sinh các khoản phải thu khó đòi; đồng thời Công ty cần xác định lại, giảm thời gian bán chịu và có mức chiết khấu thanh toán hợp lý để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm, giảm nhu cầu cần tài trợ cho các khoản phải thu.