Thực trạng quản trị vốn kinhdoanh của Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 68 - 82)

- Trong đó: Chi phí lãi vay

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinhdoanh của Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta

thể thao Delta

2.2.2.1. Tình hình quản trị vốn lưu động của Công ty

a. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động

 Về việc tính toán nhu cầu VLĐ:

Trong thời gian qua, công ty chưa có kế hoạch và phương pháp để tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho mỗi năm. Chỉ khi phát sinh nhu cầu mua sắm TSLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh công ty mới tìm phương án tài trợ hợp lý, do đó việc đảm bảo nguồn cho VLĐ của công ty luôn rơi vào trạng thái bị động. Tuy nhiên trong năm 2020 do hoạt động khá ổn định, công ty hầu như không phát sinh nhu cầu bất thường về vốn lưu động, công tác tài trợ mua sắm cũng như chuẩn bị TSLĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn được đảm bảo khá ổn định.

Bảng 2.5: Sự biến động nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2020

ĐVT: triệuđồng

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm 2020 – Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta)

Qua bảng 2.4, ta thấy được nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng mạnh trong năm 2020; nếu như năm 2019 thì như cầu vốn lưu động chỉ là 160.930 triệu đồng thì sang năm 2020 là 259.981 triệu đồng; tăng 99.051 triệu đồng tương ứng 62%.

Nguyên nhân là do hàng tồn kho, nợ phải thu và phải trả người bán tăng mạnh dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng cao.

b. Kết cấu vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản trị VLĐ tại công ty, trước hết ta cần có cái nhìn khái quát về cơ cấu phân bổ VLĐ.

Cơ cấu VLĐ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5a: Kết cấu và sự biến động vốn lưu động cuối năm 2020

ĐVT: triệuđồng

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết cấu vốn lưu động:

Cuối năm 2020, tổng số vốn lưu động là 325.399 triệu đồng chiếm 43% trong tổng tài sản thì năm 2018 là 270.674 triệu đồng, chiếm 29% và năm 2019 là 263.381 triệu đồng, chiếm 49%. Tỷ trọng vốn lưu động có sự biến đổi nhưng không nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì đối với 1 doanh nghiệp bất động sản và sản xuất, phân phối dụng cụ thể thao thì tỷ trọng tài sản cố định luôn phải chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bảng trên đã thể hiện rất rõ cơ cấu TSLĐ – VLĐ của công ty đầu và cuối năm 2020. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao hơn, tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác. Đến đấy, ta cùng đi phân tích các chỉ tiêu trong mục tài sản ngắn hạn:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Nếu như năm 2018 là 6.185 triệu đồng thì sang năm 2019 tăng lên6.313 triệu và năm 2020 tăng lên mạnh mẽ 2.666triệu đồng, Mặc dù tiền và tương đương tiền tăng lên mạnh mẽ nhưng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản vẫn chỉ chiếm

tỷ trọng nhỏ.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: không có phát sinh

- Các khoản phải thu ngắn hạn: có sự biến động mạnh. Nếu như năm 2018, là 58.574 triệu đồng chiếm 6% thì sang đến năm 2019 là 89.211 triệu đồng, chiếm 17% và năm 2020 là 61.569 triệu đồng, chiếm 8%.

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn vì công ty này có buôn bán sản phẩm dụng cụ thể thao: từ 126.064 triệu đồng năm 2018 lên mức 151.272 triệuđồng năm 2019 và mức 250.267 triệu đồng năm 2020.

- Tài sản ngắn hạn khác: giảm từ 79.851 triệu đồng năm 2018 về mức 10.897 triệu đồng năm 2020.

c. Tình hình quản lý vốn bằng tiền (VBT)

Hiện nay công ty đang duy trì chính sách quản trị VBT như sau:

- Về việc xác định mức dự trữ tiền cần thiết: công ty chưa áp dụng một phương pháp cụ thể để xác định lượng tiền tồn quỹ mục tiêu. Việc dự trữ bao nhiêu tiền đều do quyết định của Ban giám đốc với sự tư vấn của kế toán trưởng dựa trên kinh nghiệm quản lý và sự nắm bắt rõ ràng về nhu cầu chi dùng tiền của công ty qua nhiều năm, về các dự định, kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Thực tế cho thấy dù giảm quy mô tiền dự trữ nhưng trong suốt năm 2020, công ty ít khi rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền để chi trả cho các nhu cầu phát sinh. Điều này phần nào thể hiện sự tài tình trong quản lý tiền của ban lãnh đạo.

- Về việc quản lý các khoản thu chi tiền mặt: công ty đã có các biện pháp quản lý thu chi như tách riêng công việc của kế toán và thủ quỹ; các khoản tiền chi ra đều phải thông qua ý kiến của ban lãnh đạo trước khi thủ quỹ rút tiền và phải có chứng từ đầy đủ như hóa đơn, giấy đi đường, giấy đề nghị tạm ứng…; việc kiểm tra đối chiếu giữa tiền tồn quỹ và sổ quỹ được tiến hành hàng tháng dưới sự giám sát của ban lãnh đạo. Trong hoạt động của mình, công ty thường xuyên chi tiêu, giao dịch bằng tiền mặt theo cách truyền thống; chỉ có các khoản tiền thanh toán có giá trị lớn và thuận lợi trong giao dịch ngân hàng thì công ty mới thực hiện thanh toán chuyển khoản.

- Về việc lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: công ty chưa thực hiện được việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền hàng năm một phần do chưa có bộ phận cán bộ chuyên về mảng tài chính mà vẫn gộp chung phòng kế toán – tài chính mà chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ kế toán. Các kế hoạch huy động tăng hay hạn chế lượng tiền tồn quỹ đều dựa vào việc dự trù số tiền thu chi theo các kế hoạch tài chính.

Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và không có tiền đang chuyển. Cụ thể cơ cấu VBT của công ty như sau:

Bảng 2.6: Kết cấu và sự biến động vốn bằng tiền cuối năm 2020

(đvt: triệuđồng)

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm 2020 – Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta)

Qua bảng 2.5 ở trên ta có thể thấy được công ty chủ yếu dữ trữ vốn bằng tiền ở dạng tiền gửi ngân hàng thay vì tiền mặt. Nếu như năm 2019 thì tiền mặt là 0.5 triệu đồng và khoản tiền gửi ngân hàng là 6311.5 triệuđồngthì sang đến năm 2020 con số này tăng lên 1 triệu tiền mặt và 2.665 triệu đồng tiền gửi ngân hàng. Lý do là trong năm 2020, công ty thu được nguồn tiền khá hơn từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như giảm được việc phải trả 1 lượng tiền khá lớn cho người bán bằng việc chỉ trả 1 phần cho người bán.

Nhìn chung, cơ cấu vốn bằng tiền được đánh giá là hợp lý, đảm bảo tính an toàn về tiền mặt.

coi là hợp lý và an toàn hay chưa ta đi phân tích về khả năng thanh toán của công ty.

Bảng 2.7: Các hệ số khả năng thanh toán cuối năm 2019-2020

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm2020 – Công ty Cổ phần Tập đoàn An phát Holdings)

Cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty đều nhỏhơn 1, cuối năm 2020 đạt 0,9719 lần cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,9719 đồng TSNH trong khi đó cuối năm 2019 thì con số này là 1,1871 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,1871 đồng TSNH. Mặc dù khả năng thanh toán hiện thời cuối năm có giảm nhưng mức giảm không đáng kể, công ty vẫn đang đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. TSNH của công ty vẫn đang đảm bảo sẵn sàng thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn mặc dù công ty vẫn đang sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho ngắn hạn.

Tìm hiểu về khả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, được xác định bằng tổng TSNH trừ đi HTK và chia cho nợ ngắn hạn. Ở đây, HTK được loại trừ ra, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền và loại tài sản cũng dễ có sự giảm giá. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm là 0.5053 lần, cuối năm là 0.2244 lần, chứng tỏ công ty đã tăng khả năng

thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn. Sự gia tăng về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ đảm bảo được nhu cầu thanh toán giao dịch hàng ngày cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ khả năng thanh toán

d. Tình hình quản trị các khoản phải thu ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các DN thường xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Đó là việc tất yếu và quản trị các khoản phải thu là vấn đề quan trọng và phức tạp. Bởi lẽcác khoản phải thu là khoản vốn dễ gây thất thoát và rủi ro. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức và quản trị vốn của công ty. Công tác quản trị các khoản phải thu cụ thể như sau:

- Về chính sách bán chịu: công ty có chủ trương mở rộng bán chịu cho các khách hàng lâu năm nhằm giữ khách hàng trước sự cạnh tranh của các công ty mới nổi. Việc lựa chọn bán chịu cho ai, mức độ nhiều hay ít, thường xuyên hay liên tục phần lớn dựa vào các đánh giá chủ quan của bộ phận kinh doanh và ban giám đốc về uy tín qua nhiều năm có quan hệ làm ăn. Với các khách hàng mới, công ty cũng cho trả chậm nhưng trong thời gian ngắn hơn.

- Về quản trị nợ phải thu: công ty đã có bộ phận kế toán chuyên về mảng NPT đó là kế toán công nợ, thuế, ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi, quản lý về các

khoản công nợ phải thu, phải trả; lập kế hoạch thu các khoản nợ và báo cáo cho ban lãnh đạo theo định kỳ. Các kế toán viên theo dõi riêng cho từng khách hàng trong mỗi sổ chi tiết do đó việc quản lý các khoản NPT được sát sao, kịp thời.

- Về tình hình thu hồi nợ: Trong thời gian gần đây, phần lớn các khoản nợ công ty đều thu hồi được, còn một phần khoản nợ rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Tuy nhiên do khó khăn chung nên các khách hàng đều nợ quá hạn khiến công ty phải dùng tới biện pháp như phạt vi phạm hợp đồng.

Ta có bảng 2.7phản ánh tình hình các khoản phải thu của công ty như sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu và sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020

(ĐVT: triệuđồng)

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm2020 – Công ty Cổ phần TĐ An Phát Holdings)

Trong năm 2020 ta có thể thấy rằng tổng các khoản phải thu đã giảm đi đáng kể, nếu như năm 2019 là 89.210 triệu đồng thì sang năm 2020 con số này chỉ còn 61.568 triệu đồng; giảm 27.642 triệu đồng tức 30.99.

Phải thu của khách hàng tăng từ 24.005 triệu đồng năm 2019 lên mức 26.815 triệu đồng năm 2020, tăng 2.810 triệu đồng tức 11.71%. Nguyên nhân là do công ty đã đôn đốc các bộ phận thu hồi công nợ; hạn chế công nợ tồn đọng khó đòi. Trong tổng các khoản phải thu thì tỷ trọng phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau trả trước cho người bán.

khoản phải thu, nếu như năm 2019 là 16.306 triệu đồng thì sang năm 2020 là 34.478 triệu, điều này chứng tỏ công ty có vốn bị chiếm dụng.

Hiện tại công ty chưa có khoản trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi,

Phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng các khoản phải thu và có chiều hướng giảm xuống. Nếu như năm 2019 là 48.899 triệu đồng chiếm 54.81% thì sang năm 2020 là 275 triệu đồng, chiếm 0.45%.

Để có thể đánh giá thêm về các khoản phải thu ta có bảng tính toán các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ phải thu năm

2019-2020

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm 2020 – Công ty Cổ phần dụng cụ thể thao Delta)

Vòng quay các khoản phải thu năm 2020 là 8.62 vòng, giảm 2.13 vòng, trong khi đó kỳ thu tiền trung bình tăngtới 8.28 ngày so với năm 2019. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàngvà nợ phải thu bình quân đều giảm. Như vậy, trong năm qua công ty có gia tăng doanh thu nhưng công tác thu hồi nợ và các khoản phải thu vẫn chưa được cải thiện nhiều ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Điều này gây bất lợi cho công ty do tăng các khoản phải thu kéo theo tăng chi phí thu hồi các khoản phải thu và lượng vốn bằng tiền thu về bị giảm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của công ty đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, đồng thời rủi ro từ việc quản lý các khoản phải thu luôn thường trực xảy ra nếu công tác quản lý không tốt dẫn tới

mất vốn hoặc khó đòi. Trong năm tới công ty cần đưa ra chính sách tín dụng thương mại hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, có biện pháp thu hồi nợ kịp thời để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng để tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

e. Hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ

Để đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ, ta xem xét các chỉ tiêu sau: tốc độ luân chuyển VLĐ, hàm lượng VLĐ và TSLN sau thuế VLĐ nhưng để tính chính xác các chỉ tiêu này thì ta nên tách bạch hoạt động SXKD với hoạt động tài chính, điều này sẽ giúp ta thấy rõ hơn được hiệu suất, hiệu quả sử dụng của VLĐ của hoạt động SXKD.

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụngVLĐ năm 2020

(Nguồn: Tổng hợp BCTC năm 2019 và 2020 – Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta)

- Số vòng luân chuyển VLĐ đã giảm 0.55 vòng so với năm trước tương ứngvới tỷ lệ giảm là 41.3%. Nguyên nhân là do DTT trong năm đã giảm38.67% so với năm trước đồng thời số VLĐ bình quân của DN lại tăng 4.47%. Điều này cho thấy công tác quản lý VLĐ của công ty là chưa thật sự được hiệu quả. Công ty cần tìm giải pháp thúc đẩy tăng doanh thu và duy trì một lượng VLĐ tương ứng với quy mô sản xuất cũng như với lĩnh vực kinh doanh của mình.

- Số vòng luân chuyển VLĐ tăng lên kéo theo kỳ luân chuyển VLĐ cũngtất yếutăng, hiện đang là 457.44 ngày, đã tăng 189ngày tương ứng tăng 70.34% so với năm trước.

cứ 1 đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh thì tạo ra 0.42 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2019, thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ năm nay đã giảm 2 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 82.65%.

Như vậy, qua phân tích trên, ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đã bị giảm đi so với năm trước nhưng vòng quay vốn lưu động tăng cho thấy công ty đã có cách sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Công ty đã tiết kiệm được lượng vốn bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và là kết quả của lợi nhuận sau thuế tăng so với năm trước.

2.2.2.2. Tình hình quản trị vốn cố định của Công ty

VCĐ là khoản vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, quy mô VCĐ sẽ quyết định quy mô TSCĐ.Vì vậy để đánh giá công tác quản trị VCĐ, ta đánh giá việc quản trị TSCĐ. TSCĐ được sử dụng trong công ty gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, TSCĐ dùng trong quản lý và tài sản cố định khác.

Cơ chế quản lý, sử dụng TSCĐ

Công ty thực hiện quản lý VCĐ – TSCĐ trên có hai mặt giá trị và hiện vật, cụ thể như sau:

- Về mặt hiện vật: công ty đã áp dụng các biện pháp quản lý như sau:

+ Công ty quản lý TSCĐ theo nhóm tài sản: kế toán tổng hợp tài sản thực hiện

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w