Nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 47 - 48)

t: Thứ tự năm sử dụng

1.3.1. Nhân tố chủ quan.

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị VKD. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược laị. Trình độ người lao động cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, từ đó quá trình quản trị vốn kinh doanh được thuận lợi. Ngược lại, sự thất bại của phương án sản xuất kinh doanh sẽ làm thất bại hoạt động quản trị vốn kinh doanh.

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp cần được xác định phù hợp với đặc điểm nghành nghề kinh doanh và những đặc trưng riêng có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến sự phù hợp giữa tài sản và các nguồn tài trợ cho tài sản. Việc phân bổ hợp lý cơ cấu tài sản và nguồn vốn sẽ hạn chế những rủi ro trong quá trình quản trị vốn

kinh doanh.Như việc doanh nghiệp không nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn.

- Chi phí huy động vốn

Doanh nghiệp muốn sử dụng bất cứ nguồn tài trợ nào cũng phải chịu một chi phí huy động vốn nhất định. Chi phí huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 47 - 48)