Nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 48 - 51)

t: Thứ tự năm sử dụng

1.3.2. Nhân tố khách quan.

Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị VKD bao gồm:

- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nên kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách kinh tế của Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà nước có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Do vậy, để tăng cường quản trị vốn kinh doanh các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế mà Nhà nước đề ra.

- Đặc thù nghành kinh doanh

Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử dụng vốn. Đặc thù của nghành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình của nghành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.

- Thị trường và sự cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ

suất lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại. Nhận thức được vấn đề này sẽ cho phép doanh nghiệp có biện pháp quản lý VKD tốt nhất.

- Lãi suất thị trường

Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống.

- Mức độ lạm phát của nền kinh tế

Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền không đổi nhưng không mua được khối lượng tài sản tương đương như trước khi có lạm phát, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn để đầu tư vào tài sản đó, khi đó năng lức của vốn đã bị giảm.

- Rủi ro trong kinh doanh

Các rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt…làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần giá trị dẫn tới mất vốn củ doanh nghiệp. Đặc biệt, các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong các nghành: xây dựng, nông nghiệp, khai thác mỏ,…

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, nó làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản một cách hợp lý.

- Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ

Nếu DN tiếp cận kịp thời tiếp cận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại thì sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí. Ngược lại nếu không kịp thời đổi mới, thay thế các trang thiết bị đã lạc hậu, DN không khai thác được hiệu quả VKD, giảm lợi nhuận cũng như giảm khả năng cạnh tranh của DN, gây khó khăn cho công tác quản trị vốn.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w