Đánh giá chung về công tác quản trị vốn kinhdoanh của Công ty CP dụng cụ thể thao Delta trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 82 - 85)

- Trong đó: Chi phí lãi vay

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn kinhdoanh của Công ty CP dụng cụ thể thao Delta trong thời gian qua

dụng cụ thể thao Delta trong thời gian qua

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Năm 2020 là một năm mà nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn ra trên khắp thế giới không riêng gì tại Việt nam; sự cạnh trạnh khốc liệt nhưng toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty đã cố gắng hết sức mình để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đời sống nhân viên cũng như hoạt động của công ty và có thể tồn tại và đứng vững trong giai đoạn khó khăn đã và đang phải trải qua.

Về tình hình quản lý, sử dụng vốn, trong năm qua nhìn chung tình hình là khá ảm đạm nhưng công ty vẫn đạt được một số thành tựu nhất định:

sảnxuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Công ty huy động vốn chủ yếu thông qua con đường vay nợ, cụ thể hơn là từ nguồn vay ngắn hạn. Hệ số nợ của DN năm 2019 đã đạt ở mức cao; thế nhưng đến năm 2020 thì hệ số này còn được đẩy lên ở mức cao hơn nữa. Điều này phản ánh uy tín của công ty trên thương trường, và đây chính là một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững cho công ty. Việc chú trọng đầu tư theo chiều sâu giúp công ty tăng trưởng và phát triển bền vững về lâu dài trong tương lai.

 Năng lực sản xuất của công ty còn khá tốt, hơn nữa công ty luôn chú trọngđến việc nâng cấp, bảo dưỡng nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị nên cho tới thời điểm này máy móc thiết bị của công ty năng lực sản xuất vẫn còn cao, giúp cho công ty tận dụng hết được năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị tăng năng suất lao động. Đồng thời, công ty cũng vẫn duy trì được hoạt động liên tục của máy móc thiết bị không có tình trạng ngưng trệ nên máy móc được sử dụng hết khả năng phục vụ sản xuất và tránh thất thoát lãng phí vốn.

 Công ty đã có biện pháp gia tăng chiếm dụng vốn, lợi dụng những khoảnchưa đến hạn thanh toán giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Quy mô công nợ phải trả tăng, mở rộng quan hệ tín dụng với nhà cung cấp.

 Cơ cấu phân bổ vốn có thể coi là hợp lý với tỷ trọng VLĐ luôn lớn hơn tỷtrọng VCĐ và có xu hướng tăng về cuối năm. Sự chênh lệch không đáng kể giữa tỷ trọng của hai thành phần vốn này qua các năm đảm bảo duy trì một cơ cấu vốn cân đối, phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhìn chung những gì công ty làm được trong năm qua chưa thể cải thiện được hiệu quả sử dụng VKD của mình. Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục phát huy những điểm này đồng thời phải cải thiện các yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng vốn.

Thứ nhất, về tổ chức vốn của công ty: Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty chiếm tỷ trọng lớn là nợ phải trả, trong khi vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm tỷ trọng làm cho tình hình tài chính của công ty kém an toàn, dễ gặp rủi ro.

Thứ hai, trong năm 2020,ROE và ROA của công ty bị giảm xuống. Gây ra sự tăng trưởng không bền vững của 1 doanh nghiệp.

Thứ ba, lượng tiền giảm đi một cách đột biến và không tương xứng với quy mô kinhdoanh, đặc biệt tiền gửi ngân hàng, điều này sẽ làm làm giảm tính chủ động về tài chính của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa có những phương pháp cụ thể để xác định lượng tiền mặt dự trữ cần thiết cho quá trình SXKD diễn ra liên tục đồng thời không gây ra lãng phí vốn.

Thứ tư, HTK chưa hợp lý gây ứ đọng vốn, lãng phí thêm rất nhiều chi phí trong quản lý HTK. Và công ty còn nhiều công trình đang thi công dở dang và quá thời hạn hợp đồng, gây mất uy tín và tăng chi phí cho công ty.

Thứ năm, công ty chưa có một kế hoạch hay phương pháp cụ thể để xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch. Hầu hết việc huy động, thu hồi VLĐ đều dựa vào nhu cầu thực tế khi phát sinh trong hoạt động và kinh nghiệm cũng như hiểu biết của ban lãnh đạo. Điều này khiến công ty rơi vào tình trạng bị động, không có kế hoạch sử dụng VLĐ một cách khoa học và hiệu quả nhất, đôi khi gây thừa hay thiếu vốn.

Thứ sáu,năng lực quản lý và điều hành công ty chưa tốt, năng lực chuyên môn của các cán bộ, công nhân trong công ty còn yếu kém. Công ty chưa có bộ phận cán bộ chuyên môn về quản lý tài chính mà vẫn gộp chung phòng kế toán – tài chính mà chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ kế toán, các cán bộ tài chính chưa linh hoạt và năng động trong học hỏi.

Một phần của tài liệu 210 QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN DỤNG cụ THỂ THAO DELTA (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w