Nhận xét kết qủa đánh giá chất lượng trong đào tạo chuyên ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 65 - 67)

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex

* Những mặt đạt được :

- Quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng về nghành nghề và sốlượng.

- Uy tín và vị thế của nhà trường vềchuyên ngành ngày càng được nâng cao trong các doanh nghiệp.

- Chất lượng đào tạo ngày càng được ổn định và tăng lên .

- Cơ sở vật chất đào tạo được trang bị máy móc công nghệ hiện đại và tiên tiến theo kịp sựđổi mới liên tục.

- Đội ngũ giáo viên luôn được bổ sung mới, được bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn.

- Đời sống cán bộ giáo viên và học sinh ổn định và ngày càng được nâng cao hơn về vật chất lẫn tinh thần.

- Sốlượng học sinh đăng ký dự học năm sau cao hơn năm trước.

* Những tồn tại hạn chế :

- Cơ sở vật chất phục vụcho đào tạo đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của xã hội do nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

- Cơ cấu về đào tạo ngành nghề theo nhu cầu của ngành mất cân đối khiến cho ngành nghềđào tạo bị bó hẹp.

- Chếđộlương bổng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến ở các doanh nghiệp Dệt may có nhiều ưu đãi tốt hơn đã thu hút một bộ phận không nhỏ giáo viên nòng cốt của trường.

- Các trường Trung học dân lập chiêu sinh không cần thi tuyển đầu vào, cộng với các điều kiện xét tuyển dễ vào khiến cho sốlượng học sinh giảm sút nhiều.

- Sốlượng học sinh phân bổ theo từng địa phương và từng nghành nghềđào tạo làm cho nhà trường rất khó trong việc tổ chức thi tuyển học sinh đầu vào cũng như trình độ học sinh không đều nhau.

- Sự chủ động về tuyển sinh cũng như tài chính không bằng các trường tư thục nên sức cạch tranh cũng như tính linh hoạt thấp, đây chính là một điều bất lợi lớn trong nền kinh tế thịtrường khi các trường phải cạnh tranh nhau quyết liệt.

- Hàng tháng qua phân tích kết quả học tập nhà trường đánh giá được chất lượng đào tạo (đánh giá trong ) nhưng chưa đánh giá chất lượng đào tạo bên ngoài từ phía người sử dụng, do vậy, các biện pháp bổ sung, điều chỉnh trong quản lý và điều hành chưa phải là chính xác, hiệu quả nhất.

* Nguyên nhân :

Những hạn chế nêu trên một phần do tình hình khách quan chung hiện nay không chỉ với ngành dệt may mà còn phổ biến ở nhiều ngành khác. Ngoài ra nguyên nhân quan trọng là do điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập như nội dung chương trình đào tạo còn chậm đổi mới để đáp ứng với công nghệ và thực tế sản xuất. Mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vịtrong ngành còn chưa được quan tâm đúng mức nên thông tin về cung và cầu còn chưa cân bằng nhau.

Công tác hướng nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức, học sinh không có định hình về nghề nghiệp cũng như việc thiếu thông tin cần thiết khi quyết định chọn nghề. Đây chính là điểm yếu vẫn chưa khắc phục được nhiều trong công tác đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)