Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 79 - 80)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng quyết liệt, lợi thế cạnh tranh thuộc về những quốc gia có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Bối cảnh đó đã và đang tạo ra những thời cơ và thách thức đối với kinh tế - xã hội nước ta. Điều đặc biệt và hết sức quan trọng là hiện nay chúng ta đã bắt đầu thực hiện quá trình AFTA và WTO, sựđầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng như tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tăng mạnh dẫn đến nhu cầu lao động kỹ thuật, nhất là lao động có trình độ ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, sự cạnh tranh về số lượng lao động trong nước và khu vực là một đòi hỏi và thách thức to lớn đối với giáo dục nói chung và đối với giáo dục nghề nói riêng. Bối cảnh quốc tếnhư vậy vừa tạo cơ hội cho chúng ta học hỏi và tiếp cận nhanh với trình độ tiên tiến của thế giới, lại vừa đòi hỏi chúng ta vượt qua những thách thức trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Ởtrong nước, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các khu chết xuất… dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu lao động tương ứng, đồng thời thành tựu và tiến bộ khoa học – công nghệ được đưa vào sản xuát, kinh doanh, dịch vụ ngày càng nhiều đang và sẽ đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải được đào tạo ngày càng tăng về sốlượng, hợp lý vềcơ cấu loại hình và ngành nghề, cơ cấu trình độ…nhất là chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động. Điều đó đòi hỏi cấp bách phải đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay lên một tầm cao mới.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

Trong việc cụ thểhóa và đưa ra những chỉ đạo nhằm thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ X về phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề, thực hành, Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/04/2007 của chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007 đã nêu rõ: “Rà soát, sắp xếp lại hệ thống các các cơ sởđào tạo nghề, đào tạo thực hành theo hướng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đểđáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trong quá trình phát triển đất nước.”

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 79 - 80)