Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung. Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển năng lực (tri thức, kỹnăng, kỹ xảo), phẩm chất (niềm tin, tư cách đạo đức) ở mỗi con người để họ có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và trở lên có giá trị tích cực đối với xã hội. theo nghĩa hẹp giáo dục dùng để hướng vào hoạt động hình thành và rèn luyện niềm tin, đạo đức cuộc sống. [15, 75]
Đào tạo là tố chức học tập để có khả năng làm những công việc nhất định [Từ điển tiếng việt 146].
Đào tạo là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt các kiến thức, kỹnăng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động trong xã hội. Vì vậy đào tạo nhằm phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹnăng, với quan niệm này đào tạo bao hàm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Như vậy để tạo ra người lao động vừa có năng lực thực hiện công việc vừa có thái độ tốt trong quá trình đào tạo có giáo dục.
Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo định hướng vào nghề nghiệp, giúp cho người lao động dễ kiếm được việc làm khi tham gia vào thịtrường lao động. Đào tạo có nhiều định nghĩa như sau :
Theo Leconnard Nadler “ đào tạo nghềlà để học được những điều làm cái thiện những công việc hiện tại” Roger Jame định nghĩa đơn giản “ Đào tạo nghề là cách thức giúp người ta làm những điều người ta không thểlàm trước đây” [15, 4].
Từ các nội dung liên quan đến đào tạo nghề được đề cập trong luật giáo dục Việt Nam năm 1998 có thể hiểu Đào tạo nghề là hoạt động nhằm tổ chức học tập, rèn luyện cho người học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các phẩm chất công dân và phẩm chất nghề nghiệp theo mục tiêu, chương trình quy định, giúp cho người học có khảnăng tìm việc làm, thích ứng với từng công việc, từng nghề nhất định của nền kinh tế - xã hội.
Đào tạo nghề là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho nguời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người [15, 61].