MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 81 - 97)

TẠO CHUYÊN NGÀNH DỆT MAY TẠI TRƯỜNG CĐN KTKT Vinatex

Căn cứ hoàn cảnh kinh tế xã hội đất nước, những xu hướng phát triển của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đồng thời bám sát vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế thế giới, trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may của trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex, qua đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường, luận văn xin đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may của nhà trường như sau:

Giải pháp 1: giải pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất.

Căn cứ của giải pháp:

- Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy và học là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.

- Quy mô đầu tư vềcơ sở vật chất chưa theo kịp được quy mô đào tạo.  Mục tiêu của giải pháp: hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất  Nội dung của giải pháp:

Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư, hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận ngay và làm chủ công nghệnơi công tác một cách có hiệu quả.

Cùng với trang thiết bị dạy học, các công trình phụ trợ như nhà giáo dục thể chất, thư viện, nhà ăn tập thể, hệ thống điện nước, hệ thống đường nội bộ, khuôn viên cũng tác động đến chất lượng chung trong quá trình đào tạo.

Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo song so với nhu cầu hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ. Đặc biệt để phục vụ cho chiến lược phát triển của trường đến năm 2020, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là việc làm cần thiết và hợp lý.

- Khu học tập lý thuyết:

+ Cải tạo nâng cấp số phòng học hiện có và tiếp tục xây dựng mới bổ sung về phòng học lý thuyết đảm bảo đủ nhu cầu về lớp học do quy mô đào tạo của nhà trường hàng năm không ngừng tăng lên.

+ Khu học tập lý thuyết được bố trí theo từng hệ đào tạo, từng ngành đào tạo, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng và các trang bị phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh.

+ Xây dựng phòng học chất lượng cao, cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh, hệ thống phòng học này được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại: hệ thống âm thanh, máy chiếu.

+ Tại những phòng học lớn nên thiết kế chỗ ngồi theo bậc dốc lên để đảm bảo việc theo dõi bài giảng của học sinh được tốt hơn.

+ Hệ thống bàn học của học sinh nên là bàn đơn (mỗi học sinh một bàn) đểđảm bảo học sinh học tập một cách chủ động, không trao đổi bài, qua đó rèn luyện tính tự giác cho các em.

+ Để sử dụng triệt để khu học tập lý thuyết, ngoài giờ học chính khoá nhà trường nên có quy định về thời gian mở cửa buổi tối để cho học sinh – sinh viên tự học trên giảng đường.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý Kết quả dự kiến của giải pháp: xây dựng phòng học có chất lượng cao.

Giải pháp 2: giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Căn cứ của giải pháp:

- Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo.

- Cơ cấu giáo viên của nhà trường chủ yếu là giáo viên trẻ, khối lượng giảng dạy trong một năm học nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, ảnh hưởng tới việc truyền tải kiến thức đến với người học.

Mục tiêu của giải pháp: nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụsư phạm của đội ngũ giáo viên.

Nội dung của giải pháp:

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, dài hạn từ khâu tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đến chính sách đãi ngộ trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên.

 Xây dựng quy chế trong tuyển dụng.

Để đáp ứng được quy mô đào tạo ngày càng tăng trong những năm tới, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyên môn cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

- Trong tuyển dụng, nhà trường cần có quy chếưu tiên, ưu đãi đối tượng là sinh viên tốt nghiệp bằng khá và giỏi từcác trường đại học chuyên ngành hoặc những người có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề cao từ các công ty, doanh nghiệp có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Việc tuyển dụng giáo viên cần đảm bảo yêu cầu:

+ Về sốlượng: Xây dựng đội ngũ giáo viên phải đủ về sốlượng, đảm bảo tỷ lệ trung bình trên 20 học sinh/ 1 giáo viên.

+ Về chất lượng: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức, yêu ngành yêu nghề, có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có kiến thức và kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

nghiệm thực tế sản xuất, có trình độ nghiệp vụsư phạm vững vàng, có kiến thức vềvăn hoá, xã hội.

+ Vềcơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề: Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về cơ cấu về trình độ chuyên môn đào tạo theo các ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về giáo viên chuyên ngành của mỗi ngành nghềđào tạo.

 Chú trọng công tác bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ của giáo viên. - Tạo điều kiện cho giáo viên được đi thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ởtrong và ngoài nước.

- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thiết kế bài giảng và kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, kỹnăng tìm kiếm và cập nhật thông tin trên Internet...

- Tiến tới quy định bắt buộc khảnăng sử dụng ngoại ngữ của giáo viên ứng dụng vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, biên dịch giáo trình, tài liệu từ nước ngoài. Bước đầu có thể áp dụng quy định đối với những giáo viên có độ tuổi dưới 35 hiện đang giữ các vị trí tổ trưởng bộ môn, trưởng, phó các khoa chuyên ngành. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để giáo viên nòng cốt có thểđi tu nghiệp, thực tập sinh, nghiên cứu sinh ởnước ngoài.

- Tiếp tục liên kết với các trường đại học có uy tín để mở các lớp học sau đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 ngay tại trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ.

- Quy định bắt buộc việc giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học ở các cấp. - Tăng cường công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hình thức dự giờ, hội giảng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và học sinh về hoạt động dạy học của giáo viên kết hợp với đối chiếu kết quả học tập của học sinh.

- Phát triển hình thức mời giáo viên thỉnh giảng, qua đó giúp nhà trường có thêm lực lượng giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm từcác trường đại học. Thông qua đó cũng là giải pháp đềđội ngũ giáo viên của trường học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp. Đồng thời không làm tăng lượng giáo viên biên chế.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

- Khuyến khích và có chế độ thỏa đáng động viên cán bộ, giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ, như: hỗ trợ học phí, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm.

- Xây dựng hệ số giờ giảng, hệ sốlương, phụ cấp, thanh toán thừa giờ theo trình độ chuyên môn.

- Việc đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ luôn quan tâm đúng mức đến những cán bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với năng lực, yêu cầu công tác và mức độ cống hiến.

Kết quả dự kiến của giải pháp

- Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn giỏi.

- Tuyển dụng đủ về sốlượng để giảm thiểu khối lượng giảng dạy trong một năm nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của giáo viên.

- Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹnăng sư phạm của giáo viên.

Giải pháp 3: giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Căn cứ của giải pháp:

- Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên thông qua kết quả học tập giúp nhà trường thấy được thực trạng kết quảđào tạo.

- Hình thức thi sử dụng phổ biến trong trường là tự luận nên việc kiểm tra kiến thức đã tiếp nhận của học sinh, sinh viên chưa thực sựđầy đủ.

Mục tiêu của giải pháp: đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo một cách chính xác và khách quan nhất.

Nội dung của giải pháp:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện ngân hàng đề thi cho các môn học: hiện nay nhà trường đã có ngân hàng đề thi cho các môn học, nhưng hiện tại hầu hết các bộ môn đều chỉ làm 10 bộđề và đáp án không phân biệt thời lượng môn học (quy định hiện tại của trường là sốlượng đềthi được tính 03 đề+ đáp án cho 01 đơn vị học trình).

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

- Tăng cường tổ chức thi dưới hình thức thi trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa thi trắc nghiệm và tự luận để đảm bảo kiến thức được bao quát đầy đủ và thông qua đó kiểm tra việc thực hiện đầy đủ nội dung chương trình của giáo viên.

- Tiến tới xây dựng hệ thống phần mềm để có thể tổ chức thi và chấm thi trên máy tính để đảm bảo tính chính xác và khách quan và công khai, tạo sự tin tưởng nơi học sinh và đồng thời cắt giảm chi phí in đề thi.

- Để hoàn thiện và mở rộng hình thức thi trắc nghiệm, nhà trường cần có kế hoạch triển khai thực hiện và định kỳ tiến hành đánh giá kết quảthi, để đánh giá chất lượng công tác kiểm tra đánh giá, phương pháp tiến hành như sau:

+ Tổ chức họp chuyên môn ở các khoa, tổ bộmôn để lựa chọn các môn thi dưới hình thức trắc nghiệm.

+ Tổ chức tập huấn, biên soạn đề thi . + Thẩm định, đánh giá, sửa chữa đề thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu về nội dung của bộ đề thi trắc nghiệm là phải bao trùm được toàn bộ nội dung chương trình, kết cấu câu hỏi phải gồm phần đánh giá chung và phần để phân loại trình độ nhận thức của học sinh. Sốlượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian làm bài, nội dung kiến thức phù hợp với trình độ và cấp học.

Kết quả dự kiến của giải pháp:

- Tạo phong trào thi đua học tập trong nhà trường.

- Đánh giá được chất lượng công tác giảng dạy và chất lượng đội ngũ giáo viên, từđó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Giải pháp 4: giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý.

Căn cứ của giải pháp: công tác tổ chức và quản lý có vai trò quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

Mục tiêu của giải pháp: xây dựng và khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển nhà trường.

Nội dung của giải pháp:

Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý của trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex đã hoàn thành và đi vào hoạt động tương đối có nề nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, nhà trường mới được nâng cấp từtrường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Dệt may từ năm 2003, việc chuyển đổi mô hình tổ chức từtrường trung cấp thành trường cao đẳng cũng mới chỉ là bước đầu, vì vậy việc tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý nhà trường hiện nay được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, và là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Công tác tổ chức và quản lý của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật Vinatex cần tập trung giải quyết tốt hơn các nội dung và mục tiêu sau đây:

- Nhà trường cần xác định đúng và đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ mang tính chiến lược trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm tới, trên cơ sởđó có kế hoạch xây dựng và khai thác tối đa các nguồn lực, về vật chất, tinh thần để phát triển nhà trường.

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý nhà trường theo mô hình trường cao đẳng nghề phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm thực tiễn của nhà trường và định hướng phát triển trong thời gian tới.

- Tập trung nghiên cứu xây dựng và ban hành, đưa vào tổ chức thực hiện có hiệu quả điều lệ tổ chức, quản lý nhà trường, văn bản xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, khoa, tổ môn... Trong đó đặc biệt cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, giới hạn tiêu chuẩn của các chức danh lao động trong nhà trường (kể từ chức danh hiệu trưởng đến chức danh của từng cán bộ, nhân viên) trên cơ sởđó tiến hành bố trí, sắp xếp, tuyển dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành, quy chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và đưa vào thực hiện kịp thời, có hiệu quả.

Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý

- Thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, công nhân viên, đặc biệt là đối với giáo viên và cán bộ quản lý.

- Thực hiện tốt, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách, đảm bảo phân công tốt hơn quyền lợi vật chất, tinh thần đối với người lao động.

Kết quả dự kiến của giải pháp: hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý nhà trường phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Giải pháp 5: giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy.

Căn cứ của giải pháp:

- Việc sử dụng tốt phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. - Hiện nay phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong trường là phương pháp thuyết trình, nhược điểm của phương pháp này là học sinh - sinh viên tiếp nhận tri thức một cách thụ động, việc dạy học chú trọng nhiều đến kiến thức, năng lực tư duy sáng tạo và tư duy độc lập ít được phát triển. Do đó việc đổi mới vềphương pháp giảng dạy là cần thiết.

Mục tiêu của giải pháp: phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và kỹnăng làm việc theo nhóm của học sinh - sinh viên.

Nội dung của giải pháp:

Quá trình dạy học bao gồm hai quá trình: quá trình dạy và quá trình học. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và đổi mới phương pháp học của học sinh.

* Việc đổi mới phương pháp dạy cần tập trung vào các nội dung sau:

- Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề: nghĩa là việc dạy của giáo viên không

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành dệt may trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex nam định đến năm 2020 (Trang 81 - 97)