2.2.1.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo.
Trường CĐN KTKT Vinatex hiện đang tiến hành đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề, các cấp đào tạo hiện nay của trường gồm có: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên ngiệp. Nguồn tuyển sinh chủ yếu là các tỉnh từ Quảng trị trở ra đến các tỉnh miền núi phía bắc. Hiện nay, nhà trường đang gặp nhiều thuận lợi trong việc phát triển quy mô đào tạo do sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề, các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong khu vực và cảnước.
Công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường được tiến hành trên cơ sở các căn cứ sau:
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
- Số liệu tuyển sinh các năm trước: Thông thường nhà trường căn cứ vào số liệu tuyển sinh cụ thể của các năm trước, đối chiếu giữa kế hoạch tuyển sinh và số lượng thực tế tuyển, dựđoán khảnăng tăng quy mô tuyển sinh cho các năm tiếp theo
Bảng 2.2. Kế hoạch tuyển sinh
Năm học Sốlượng dự kiến (người) Sốlượng thực tế (người) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 2007-2008 800 900 112,5 2008-2009 1.500 1.800 120 2009-2010 1.800 2.600 144,4 2010-2011 2.000 2.900 145 ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính )
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn qua các giai đoạn: "Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
- Căn cứ vào chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Căn cứ vào nhu cầu lao động trên địa bàn: tại đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết về các chỉ tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề đến năm 2010 - 2015, trong đó ngành công nghiệp - thương mại - du lịch và dịch vụ: tạo việc làm cho 30.000- 40.000 người/năm. Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 40%.
- Căn cứ vào hoạt động hợp tác đào tạo giữa nhà trường với các đơn vị đào tạo liên kết, với các công ty, xí nghiệp sản xuất.
- Căn cứ vào điều kiện vềcơ sở vật chất cho đào tạo và đội ngũ giáo viên của trường. Từ thực tế hoạt động xác định nhu cầu đào tạo của trường có thể thấy ưu điểm là quá trình xác định nhu cầu đào tạo nhà trường đã dựa vào điều kiện thực tế về nội lực và căn cứ vào dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn. Tuy nhiên trong tính toán sốlượng cụ thể thì chủ yếu dựa trên tỷ lệnăm sau cao hơn năm trước và lại không
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
tính đến khảnăng đào tạo tuyển sinh của các trường đào tạo đóng trên địa bàn. Vì vậy, khi tuyển sinh thì số lượng thực tế có thể khác xa số lượng kế hoạch cả về quy mô và cơ cấu ngành dẫn đến tình trạng có khoa do quy mô học sinh lớn, khối lượng giảng dạy của giáo viên nhiều, không đảm bảo được chất lượng giờ giảng.
2.2.1.2. Xác định đối tượng đào tạo.
Vềcơ bản, việc xác định đối tượng đào tạo được thực hiện tốt, nhà trường đã chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thi tuyển, đánh giá học sinh, nên vềcơ bản đảm bảo được mục tiêu về chất lượng đã đề ra với các nhóm đối tượng.
2.2.2. Đánh giá công tác xác định mục tiêu, nội dung - chương trình đào tạo và tài liệu học tập. liệu học tập.
2.2.2.1. Công tác xác định mục tiêu đào tạo chuyên ngành dệt may.
- Mục tiêu đào tạo chuyên ngành dệt may của trường được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức kĩ năng mà doanh nghiệp cần ở người lao động, kiến thức cơ bản, và các kĩ năng khác có liên quan đến công việc để đảm bảo cho học sinh có được sự đa dạng vững vàng về kiến thức kĩ năng để có thể tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo ngành dệt may trình độcao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực hành về dệt may trong doanh nghiệp sản xuất, đủ khả năng giải quyết các vấn đềthông thường về chuyên môn, nghiệp vụ ở các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp). Đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, nhằm đáp ứng nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thịtrường.
- Phương pháp xác định mục tiêu đào tạo chuyên ngành dệt may của trường có một sốđặc điểm sau: mục tiêu đào tạo của trường luôn cố gắng truyền đạt cho học sinh những cái mà các doanh nghiệp cần chứ không phải chỉ những gì nhà trường có để sau khi tốt nghiệp người học có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc tại các công ty. Tạo uy tín với các công ty, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của trường. Tuy
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
nhiên do những khó khăn khách quan nhất định nên không thể đáp ứng hết được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Đánh giá về sự phù hợp của mục tiêu đào tạo đối với khảnăng nhận thức của học sinh, yêu cầu của nghề nghiệp, và hoạt động giảng dạy; qua thăm dò trên ba nhóm đối tượng: giáo viên, học sinh trong trường, chủ doanh nghiệp; tổng hợp kết quảnhư sau:
Bảng 2.3. Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu đào tạo về chuyên ngành dệt may
Mức độ Cán bộ QL và GV Học sinh Chủ doanh nghiệp
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Cao 8 13,3 44 22 6 20
Trung bình 40 66,6 140 70 14 46,67
Thấp 12 20,1 16 8 10 33.33
Tổng 60 100 200 100 30 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh và chủ doanh nghiệp theo phụ lục số 1, trang 91)
2.2.2.2. Đánh giá công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may. dệt may.
Chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo tiếp tục thực hiện 5 chương trình của Bộ, cụ thể: tiến hành rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của ngành nghềtheo hướng: mục tiêu đào tạo phải theo sát thực tiễn sản xuất, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thểđáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường thành lập hội đồng khoa học cùng phối hợp với các khoa, tổ bộmôn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy.
Năm học 2010-2011 nhà trường đã hoàn chỉnh chương trình đào tạo hệcao đẳng nghề cho các chuyên ngành. Trong năm 2011 phấn đấu hoàn thành việc biên soạn, in ấn chương trình đào tạo hệcao đẳng cho các chuyên ngành; triển khai biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác tổ chức đào tạo ngành nghề mới (ngành tài chính
- Kết quả tổng hợp vềđánh giá.
Bảng 2.4. Đánh giá tính phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo về chuyên ngành dệt may. Mức độ Tần số Tỷ lệ % Trung bình 3 5 Khá 23 38.3 Tốt 31 51,7 Rất tốt 3 5 Tổng 60 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, theo phụ lục số 1, trang 91)
Kết quả cho thấy, chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may phù hợp với mục tiêu đào tạo cả về khối lượng, thời gian, nội dung và kiến thức chuyên sâu, cụ thể: có 51,7% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 38,3% đánh giá ở mức khá; 5% đánh giá ở mức trung bình; 5% đánh giá ở mức rất tốt.
- Đánh giá của học sinh (đang học năm cuối và đã ra trường):
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Chương trình đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành không chỉ của từng môn học, mà phải đảm bảo tính cân đối đó cho từng phần học của môn học đó.
Bảng 2.5. Đánh giá tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành về chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may.
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 10 5 Trung bình 60 30 Khá 102 51 Tốt 28 14 Tổng 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, theo phụ lục số 1, trang 91)
Đánh giá chung về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may hiện nay, 14% đánh giá ở mức độ tốt; có tới 51% ý kiến của người học đánh giá ở mức độ khá; 30% đánh giá ở mức độ trung bình; chỉ có 5% đánh giá ở mức độ kém.
+ Đánh giá khảnăng cung cấp những kỹnăng cơ bản cho người học của chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may cung cấp những kỹ năng nghề cơ bản cho người học như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổng hợp phân tích, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập - nghiên cứu; kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng viết báo cáo.
Đánh giá chương trình đào tạo cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học.
- Việc đánh giá cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học của chương trình đào tạo được xác định trên cơ sở thông qua các nội dung môn học mà người giáo viên truyền đạt cho học sinh về cả ý thức nghề nghiệp và những kỹ năng nghề nghiệp như
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
kỹnăng thu thập, đánh giá thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin, kỹnăng tổ chức thực hiện nhiệm vụđược giao theo từng chuyên ngành, kỹnăng thông tin, báo cáo.
Bảng 2.6. Kết quả tổng hợp về đánh giá việc cung cấp kỹ năng cho học sinh
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 12 6 Trung bình 130 65 Khá 36 18 Tốt 22 11 Tổng 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến từ học sinh, theo phụ lục số 1, trang 91)
Kết quả cho thấy, nhìn chung trong việc trang bị cho học sinh những kỹ năng tổng hợp thì chương trình đào tạo chỉở mức độ trung bình.
- Đánh giá của người tuyển dụng: chủ yếu họ quan tâm tới khả năng làm việc thực tế của học sinh sau khi ra trường, vì thế vấn đề các nhà tuyển dụng quan tâm là tỷ lệ các môn học lý thuyết và thực hành, số lượng các môn học đại cương và chuyên ngành. Kết quả khảo sát cho thấy:
Đánh giá chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Việc đánh giá của người tuyển dụng đối với chương trình đào tạo một mặt họ dựa vào kết cấu, nội dung của chương trình đào tạo, đồng thời và quan trọng hơn cả là họ dựa vào kỹnăng làm việc thực tế của học sinh, sinh viên khi ra trường, đặc biệt là các kỹnăng thích nghi với môi trường làm việc, tính chủđộng, sáng tạo, kỹnăng nghiên cứu, sáng tạo, kỹnăng tổ chức làm việc, kỹnăng phản biện.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.7. Kết quả tổng hợp về đánh giá của DN đối với sinh viên CĐN KTKT Vinatex
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Trung bình 6 20
Khá 20 66.67
Tốt 4 13.33
Tổng 30 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của nhà tuyển dụng, theo phụ lục 4, trang 107)
Vềcơ bản, các nhà tuyển dụng đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may của nhà trường là hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. Có 13,33% số ý kiến được hỏi cho rằng chương trình đào tạo của trường tốt, 66,67% đánh giá ở mức khá, còn lại 20% đánh giá ở mức độ trung bình.
2.2.2.3. Đánh giá công tác xây dựng tài liệu học tập
Hiện nay, các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu về chuyên ngành dệt may của trường gồm: giáo trình chung của Bộ giáo dục và đào tạo; bài giảng do giáo viên trong trường biên soạn và được lưu hành nội bộ; giáo trình, bài giảng, tạp chí của các trường, học viện và các nhà xuất bản. Và tổng số tài liệu về chuyên ngành dệt may có trong thư viện của trường ở thời điểm đầu năm 2011 là 12.546 cuốn.
Những năm gần đây, nhà trường đã rất chú trọng đến việc đầu tư bổ sung số lượng đầu sách có trong thư viện để phục vụ việc giảng dạy của giáo viên và học sinh, số giáo trình, bài giảng tài liệu tham khảo được bổ sung mới với kiến thức cập nhật, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn nên việc xây dựng hệ thống tài liệu về chuyên ngành dệt may của trường vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
- Trong hoạt động mua sách cung cấp cho thư viện chưa có sự phối hợp giữa thủ thư với giáo viên các khoa, dẫn đến một số loại giáo trình khi mua về không phù hợp với chương trình đào tạo nên gây lãng phí, mà học sinh vẫn thiếu sách học.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Đánh giá chất lượng giáo trình và tài liệu học tập, qua khảo sát trên hai nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh kết quả cho thấy:
Bảng 2.8. Đánh giá chất lượng giáo trình, tài liệu môn học chuyên ngành dệt may
Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 6 10 16 8 Trung bình 8 13.3 34 17 Khá 32 53.3 106 53 Tốt 15 25 44 22 Tổng 60 100 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, GV và học sinh theo phụ lục số 1, trang 91)
Đánh giá số lượng các tài liệu tham khảo, qua khảo sát trên nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh vềcơ bản các ý kiến cho rằng, số đầu sách trong thư viện còn nghèo nàn, sách tham khảo phục vụ các chuyên ngành còn ít. Cụ thể:
Đánh giá về số lượng giáo trình, tài liệu môn học được dựa trên các tiêu chí: số lượng các giáo trình, tài liệu hiện có so với nhu cầu của học sinh, sinh viên; sựđổi mới của giáo trình, tài liệu; khảnăng cung ứng kịp thời giáo trình, tài liệu cho học sinh, sinh viên; phân loại tài liệu, giáo trình cũ, mới, tài liệu tham khảo hoặc tài liệu bắt buộc sử dụng.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.9. Đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học chuyên ngành dệt may.
Mức độ Cán bộ quản lý, giáo viên Học sinh
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 11 18.3 36 18 Trung bình 17 28.3 74 37 Khá 20 33.3 66 33 Tốt 14 23.3 24 12 Tổng 60 100 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, GV và học sinh theo phụ lục số 1, trang 91)
2.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH DỆT MAY CỦA TRƯỜNG CĐN KTKT Vinatex
2.3.1. Đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. 2.3.1.1. Cơ sở vật chất 2.3.1.1. Cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, đôi khi nó còn quyết định đến sự thành - bại của một giờ giảng, điều này đặc biệt đúng đối với các môn học thực hành.