2.3.1.1. Cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, đôi khi nó còn quyết định đến sự thành - bại của một giờ giảng, điều này đặc biệt đúng đối với các môn học thực hành.
Hiện nay trường có nhà xưởng với tổng diện tích trên 585m2
- Có đầy đủ phòng học lý thuyết đảm bảo tiêu chuẩn - 05 xưởng thực hành May:
+ Trên 150 máy may một kim thế hệ mới (Juki điện tửĐL 505, Juki 5530, Suriba.... ). + Các loại máy chuyên dùng khác (chần đề, vắt sổ 2K5C, vắt sổ 2K4C, Kansai, thùa khuyết đầu tròn, thùa khuyết đầu bằng, đính cúc, ép mếch…).
+ Mỗi phòng học thực hành: có 1 bộ(Tivi + đầu DVD) sử dụng công nghệ hình ảnh hỗ trợ hướng dẫn thực hành Công nghệ may.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
- 01 Câu lạc bộ Thời trang phục vụ cho sinh viên học tập chuyên ngành Thiết kế Thời trang.
- 01 phòng máy tính 25 máy: phục vụ học thực hành thiết kế & giác sơ đồ trên máy vi tính với phần mềm của LECTRA.
Nhà trường hiện nay đang thực hiện dự án chuyển giao công nghệ ứng dụng phần mềm thiết kế & giác sơ đồ trên máy vi tính của Modasoft – Trung Quốc. Cơ sở vật chất bao gồm : 01 máy in phun, 01 máy in đầu bút, 01 bảng số hóa.
* Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên:
Đánh giá chung công tác đầu tư cho cơ sở vật chất của trường những năm qua đã có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên do còn nhiều khó khăn về kinh phí nên quy mô đầu tư vẫn chưa theo kịp được quy mô đào tạo. Vì vậy vềcơ bản các ý kiến được hỏi đa sốđánh giá ở mức trung bình và khá. Cụ thể: tổng hợp ý kiến có 41,7% đánh giá mức trung bình; 30% đánh giá mức khá.
Bảng 2.10. Đánh giá về đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ chuyên ngành dệt may.
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Trung bình 25 41,7 Khá 18 30 Tốt 12 20 Rất tốt 5 8.3 Tổng 60 100
(Nguồn: Phòng đào tạo)
* Đánh giá của học sinh:
- Về chất lượng các phòng học lý thuyết theo các tiêu chuẩn như diện tích, ánh sáng và các trang thiết bị dạy học được đánh giá chung ở mức tốt và khá. Có 42% ý kiến đánh giá mức tốt; 35% đánh giá mức khá.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.11. Đánh giá về chất lượng phòng học lý thuyết phục vụ chuyên ngành dệt may.
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Trung bình 26 13 Khá 70 35 Tốt 84 42 Rất tốt 20 10 Tổng 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, theo phụ lục số 2, trang 95)
-Về trang thiết bị chuyên dùng cho các phòng học thực hành sốlượng chưa đủ, một số phòng học được mới được đầu tư nhưng chưa thực sự hiện đại. Các ý kiến đánh giá chung về chất lượng phòng thực hành ở mức khá và tốt, có 45% đánh giá mức khá; 27% đánh giá mức tốt và 5% đánh giá ở mức rất tốt, trong khi đó có 13% đánh giá ở mức trung bình. Bảng 2.12. Đánh giá về thiết bị phòng thực hành Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 20 10 Trung bình 26 13 Khá 90 45 Tốt 54 27 Rất tốt 10 5 Tổng 200 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, theo phụ lục số 1, trang 91)
Về chất lượng phòng thư viện nhà trường, đánh giá chung còn ở mức trung bình. Có tới 67% ý kiến học sinh được hỏi đánh giá ở mức trung bình; 15% đánh giá mức khá; 9% đánh giá mức tốt; 6% đánh giá mức kém.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.13. Đánh giá về chất lượng phòng thư viện.
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 12 6 Trung bình 134 67 Khá 30 15 Tốt 18 9 Rất tốt 6 3 Tổng 200 100
(Nguồn:Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, theo phụ lục số 1, trang 91)
2.3.1.2. Trang thiết bị máy móc
Hàng năm, các trang thiết bị, máy móc của trường được bảo dưỡng, sữa chữa vào dịp hè, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu thực hành cũng như hoạt động nghiên cứu của tập thể cán bộ giáo viên - học sinh . Với các quy định về thay thế sữa chữa và bảo hành máy móc của trường, khi có nhu cầu cần sữa chữa máy móc thiết bị thì khoa cần làm công văn trình Hiệu trưởng duyệt sau đó chuyển phòng Quản trị vật tư. Trong công văn nêu rõ: Tên thiết bị, số máy, năm đưa vào sử dụng, tần suất sử dụng, tính cần thiết, tình trạng hiện nay của thiết bị, lý do hỏng hóc, yêu cầu sữa chữa những phần nào, dự kiến kinh phí sữa chữa. Sau khi nhận được công văn đề nghị, phòng Quản trị vật tư của trường cùng với bộ phận vật tư khảo sát, kiểm tra (có biên bản kiểm tra thiết bị do phòng quản trị vật tư cấp). Phòng Quản trị vật tư xem xét dự trù kinh phí thông qua quá trình kiểm tra thực tế (Kinh phí sữa chữa không quá 50% giá trị của thiết bị hiện tại) sau đó trình ban giám hiệu Trường duyệt và phòng quản trị vật tư sẽ điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp công việc sữa chữa. Để tiến hành làm các thủ tục này Khoa phải mất rất nhiều thời gian. Một vấn đề bật cập là cứ mỗi khi máy hỏng thì thời gian để cho máy hoạt động trở lại là rất lâu vì phải chờ duyệt của nhà trường. Để khắc phục tình trạng này, vào dịp hè Khoa thường xin bảo dưỡng, đại tu máy móc tránh tình trạng hỏng hóc nhiều trong năm học.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Với cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc như trên nhà trường cũng đã chú trọng quan tâm tới học sinh, sinh viên đểđảm bảo chất lượng đào tạo và sức khỏe cho học sinh, sinh viên tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn về diện tích thực tập và phòng học lý thuyết còn thay đổi theo tuần đã làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.
2.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành dệt may tại trường CĐN KTKT Vinatex.
2.3.2.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên.
Trình độ của đội ngũ giáo viên giảng dạy luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành dệt may vì đây là một ngành mũi nhọn, trọng tâm của nhà trường do đó cho đến thời điểm hiện nay thì đã được cải thiện một cách đáng kể. Tính đến tháng 01 năm 2012 nhà trường có 25 giáo viên giảng dạy chuyên ngành dệt may trong đó thạc sỹ03 người, đại học 22 người
Bảng 2.14. Bảng thống kê đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành dệt may tại trường CĐN KTKT Vinatex từ năm 2008-2011
Năm học Trình độ 2008 2009 2010 2011 SL % SL % SL % SL % TC&CN 7/7 3 16.7 2 10.0 2 9.1 0 0 Cao Đẳng 3 16.7 3 15.0 0 0 0 0 Đại học 12 66.6 15 75.0 19 86.4 22 88.0 Thạc Sỹ 0 0 0 0 1 4.5 3 22.0 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
Nhìn vào bảng thống kê đội ngũ giáo viên có thể thấy sốlượng giáo viên với quy mô ngày càng lớn và trình độđược nâng cao, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao vềchất lượng đào tạo. Đặc biệt sốlượng giáo viên có trình độ thạc sỹtăng nhanh. Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, qua điều tra đối với cán bộ quản lý và giáo viên, kết quảnhư sau:
Bảng 2.15. Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Trung bình 5 8.3
Khá 20 33,4
Tốt 35 58.3
Tổng 60 200
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, theo phụ lục số 1, trang 91)
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng lực chuyên môn của giáo viên hiện nay của trường nói chung ở mức khá trở lên, có tới 58,3% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 33,4% đánh giá ở mức khá; chỉ có 8,3% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Kết quả đánh giá này đã phản ánh đúng thực trạng đội ngũ giáo viên thực hành hiện nay.
2.3.2.2. Đánh giá năng lực nghề nghiệp sư phạm
Ngoài những giáo viên đã tốt nghiệp các trường sư phạm chuyên ngành dệt may số giáo viên cón lại đều phải qua lớp bồi dưỡng sư phạm. Trong đó giáo viên dạy thực hành nghề sốlượng là “thợ lành nghề” và “thợ bậc cao” đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm. Số giáo viên thực hành chuyên ngành về dệt may cơ bản đã đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng, tuy nhiên có nhiều giáo viên trẻ nên việc cập nhật kiến thức mới nhanh và nhiều giáo viên đang học lên thạc sỹ, tiến sỹ để hoàn thiện kiến thức hơn nữa. Hàng năm có hội giảng cấp khoa nhằm mục đích rèn luyện trao đổi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên dạy giỏi để tham gia hội giảng cấp Trường, cấp Tỉnh, và Quốc gia
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
2.3.2.3. Đánh giá về tích lũy kiến thức và kinh nghiệm công tác
- Công tác chuyên môn: Về chuyên ngành dệt may thì giáo viên trong trường có gần khoảng 40% là giáo viên giảng dạy có thâm niên công tác từ 10 năm trở nên, đặc biệt gần 20% có thâm niên trên 20 năm kinh nghiệm. Số giáo viên còn lại có thời gian giảng dạy dưới 10 năm và mới thi tuyển vòa nên kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn và giảng dạy còn có hạn chế nhất định.
- Công tác quản lý: Đội ngũ ban lãnh đạo là những người có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý có trình độ thạc sỹ, đặc biệt có những giáo viên từng tham gia học tập chuyên môn ởnước ngoài. Những con sốtrên đã phản ánh về chất lượng chuyên môn của ngành dệt may tại trường trong những năm gần đây là khá tốt. Tuy nhiên trước sự phát triển của xã hội, của cơ chế thị trường thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
2.3.3. Phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. trong công tác đào tạo.
Đểđạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra của nhà trường về chuyên ngành dệt may, nhà trường đã liên kết với một số đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc triển khai xây dựng mục tiêu và mục tiêu đào tạo. Thông qua các hợp đồng đã ký kết với nhà máy, cơ sở sản suất, nhà trường đã nhận gia công sản phẩm cho các đơn vị như: Công ty may Youngone nam định, công ty may 10, công ty may Việt Hà, nhà máy dệt nam định...và một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong tỉnh, một số tỉnh lân cận. Sự kết hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp không những giúp sinh viên có các bài tập phù hợp với nhu cầu của xã hội mà bên cạnh đó vẫn đảm bảo được mục tiêu đào tạo của nhà trường. Ngoài ra còn làm tăng doanh thu cho nhà trường và giúp cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đây là một trong những định hướng tốt mà nhà trường cần phát huy khi đó cần có chính sách cụ thể về trách nhiệm của các bên.
Dưới sự lãnh đạo của trường, đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu mời những doanh nghiệp trong ngành trên địa bàn tỉnh và khu vực đến để trao
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
đổi tư vấn về kinh nghiệm, kỹnăng, kỹ sảo thuộc chuyên môn và định hình công việc ngoài thực tế. Thông qua đó về phía nhà trường và sinh viên sẽ nhận thức tiếp thu những ý kiến trao đổi đó để dần hoàn thiện quá trình đào tạo và học tập chuyên ngành nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết nhất, giúp cho các em sau khi ra trường nhanh chóng đáp ứng được công việc chuyên môn hóa mà doanh nghiệp yêu cầu. Vềphía công ty qua đó sẽ lựa chọn được những con người phù hợp bổ sung vào đội ngũ nhân sự của công ty giúp cho công ty ngày một vững mạnh và phát triển.
Tóm lại, sự liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp là tốt. Chính từ sự liên kết này nhà trường đã giúp các em sinh viên có điều kiện tiếp cận được với thực tiễn.
2.3.4. Nhận xét kết qủa đánh giá chất lượng trong đào tạo chuyên ngành dệt may Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
* Những mặt đạt được :
- Quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng về nghành nghề và sốlượng.
- Uy tín và vị thế của nhà trường vềchuyên ngành ngày càng được nâng cao trong các doanh nghiệp.
- Chất lượng đào tạo ngày càng được ổn định và tăng lên .
- Cơ sở vật chất đào tạo được trang bị máy móc công nghệ hiện đại và tiên tiến theo kịp sựđổi mới liên tục.
- Đội ngũ giáo viên luôn được bổ sung mới, được bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đời sống cán bộ giáo viên và học sinh ổn định và ngày càng được nâng cao hơn về vật chất lẫn tinh thần.
- Sốlượng học sinh đăng ký dự học năm sau cao hơn năm trước.
* Những tồn tại hạn chế :
- Cơ sở vật chất phục vụcho đào tạo đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của xã hội do nguồn kinh phí còn hạn hẹp.
Trịnh Thị Kim Phượng Khoa Kinh tế và Quản lý
- Cơ cấu về đào tạo ngành nghề theo nhu cầu của ngành mất cân đối khiến cho ngành nghềđào tạo bị bó hẹp.
- Chếđộlương bổng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến ở các doanh nghiệp Dệt may có nhiều ưu đãi tốt hơn đã thu hút một bộ phận không nhỏ giáo viên nòng cốt của trường.
- Các trường Trung học dân lập chiêu sinh không cần thi tuyển đầu vào, cộng với các điều kiện xét tuyển dễ vào khiến cho sốlượng học sinh giảm sút nhiều.
- Sốlượng học sinh phân bổ theo từng địa phương và từng nghành nghềđào tạo làm cho nhà trường rất khó trong việc tổ chức thi tuyển học sinh đầu vào cũng như trình độ học sinh không đều nhau.
- Sự chủ động về tuyển sinh cũng như tài chính không bằng các trường tư thục nên sức cạch tranh cũng như tính linh hoạt thấp, đây chính là một điều bất lợi lớn trong nền kinh tế thịtrường khi các trường phải cạnh tranh nhau quyết liệt.
- Hàng tháng qua phân tích kết quả học tập nhà trường đánh giá được chất lượng đào tạo (đánh giá trong ) nhưng chưa đánh giá chất lượng đào tạo bên ngoài từ phía người sử dụng, do vậy, các biện pháp bổ sung, điều chỉnh trong quản lý và điều hành chưa phải là chính xác, hiệu quả nhất.
* Nguyên nhân :
Những hạn chế nêu trên một phần do tình hình khách quan chung hiện nay không chỉ với ngành dệt may mà còn phổ biến ở nhiều ngành khác. Ngoài ra nguyên nhân quan trọng là do điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập như nội dung chương trình đào tạo còn chậm đổi mới để đáp ứng với công nghệ và thực tế sản xuất. Mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vịtrong ngành còn chưa được quan tâm đúng mức nên thông tin về cung và cầu còn chưa cân bằng nhau.
Công tác hướng nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức, học sinh không có định hình về nghề nghiệp cũng như việc thiếu thông tin cần thiết khi quyết định chọn nghề. Đây chính là điểm yếu vẫn chưa khắc phục được nhiều trong công tác đào tạo