- Nguyễn Thế Chinh (2003), “Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường” [24].
1.3.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tài luận án
Các công trình nghiên cứu trên tiếp cận dưới các góc độ khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước cả về lý luận và thực tiễn trên các khía cạnh
PTCN, BVMT, sự gắn kết PTCN với BVMT khá phong phú. Nhìn chung các công trình nghiên cứu làm rõ một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về PTCN. Trong đó tập trung
vào cơ sở lý luận về PTCN; thực tiễn PTCN của một số quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương cấp tỉnh ở của Việt Nam; thực tiễn PTCN trong một số ngành đặc thù. Nhóm các công trình này bao gồm các nội dung cơ bản là:
Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh khác
nhau của PTCN. Cụ thể là tình hình PTCN trên các mặt chất lượng tăng trưởng, quy mô, cơ cấu, sức cạnh tranh, ONMT công nghiệp... Một số công trình đề cập đến PTCN hỗ trợ, PTCN theo hướng bền vững.
Hai là, luận giải cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về PTCN. Luận giải mối quan hệ tương hỗ giữa PTCN với phát triển nông nghiệp, dịch vụ. Đánh giá thực trạng PTCN ở Việt Nam trên các khía cạnh: tính tất yếu, vai trò, nội dung PTCN ở Việt Nam. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước những năm tới, xu hướng vận động, những tiền đề, những giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
Ba là, nghiên cứu PTCN ở một số ngành, một số lĩnh vực như công
nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch (nông, lâm, thủy, hải sản), may mặc, điện tử, khai khoáng, cơ khí, ô tô,... ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương cấp tỉnh.
Bốn là, nghiên cứu những tác động từ chủ trương, đường lối của Đảng, thể
chế, chính sách của Nhà nước, những lợi thế của địa phương đến PTCN. Trong đó nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước đến việc phát triển những ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao có tính đột phá chiến lược tạo đà cho quốc gia cất cánh.
Năn là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới về PTCN. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc đánh giá tiềm năng đất nước, chuẩn bị các tiền đề cần thiết, xác định nội dung, xây dựng lộ trình PTCN một cách hợp lý.
Sáu là, nghiên cứu lý thuyết về PTCN. Luận án tập trung nghiên cứu
gia, qua đó mỗi nước định hình trên khung lý thuyết xây dựng lộ trình, đường đi cho sự phát triển công nghiệp của đất nước mình.
Bảy là, nghiên cứu các chiến lược, các mô hình PTCN của các nước trên
thế giới. Những hàm ý cho Việt Nam lựa chọn trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế hiện có. Từ đó đưa ra được mô hình hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường của các tác giả trong và ngoài nước cũng đã tập trung và làm rõ phạm trù môi trường sinh thái, suy thoái, suy thoái và ONMT, những hoạt động và nội dung BVMT; phân tích thực trạng BVMT ở Việt Nam nói chung và các lĩnh vực cụ thể nói riêng và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm BVMT.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ và sự gắn kết phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.
- Các công trình nghiên cứu cũng đã nói tới mối liên hệ và tác động của PTCN đến môi trường và BVMT gắn với sự phát triển bền vững. Và cũng đã đề cập đến sự mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường.
- Nghiên cứu về phương thức gắn kết PTCN với BVMT, bao gồm:
+ Gắn PTCN với sử dụng có hiệu quả nguồn TNTN, chống ONMT, với các biện pháp cụ thể: Hoàn thiện và bổ sung thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ONMT. Lựa chọn phương án sản xuất tối ưu trên cơ sở những nguồn lực của đất nước về đất đai, nguồn nước, khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên biển, rừng. Chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại ít gây ONMT, đảm bảo phát triển nhanh, xanh, bền vững. Chủ động xây dựng kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
+ Kết hợp chặt chẽ giữa PTCN với quản lý tài nguyên, BVMT: quy hoạch, quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, tài nguyên biển); xây dựng, triển khai chương trình quốc gia quản lý tài nguyên, môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về BVMT;
+ Định hướng PTCN gắn với thân thiện môi trường, với các nội dung chủ yếu: Phát triển kinh tế xanh, nghiên cứu thực hiện mô hình tăng trưởng cácbon thấp; cải tiến cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại, công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng; phát triển mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường;
Những công trình nêu trên thực sự là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh lựa chọn kế thừa, tiếp cận một cách hợp lý nhất để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án. Tuy nhiên một số nội dung vẫn chưa đề cập hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu luận giải rõ thêm:
Một là, linh hoạt trong lựa chọn chiến lược PTCN ở phạm vi quốc gia và địa phương cấp tỉnh. Đất nước trải dài hàng ngàn km, đất đai, khí hậu, tài nguyên,... rất khác nhau vì thế không thể áp dụng một mô hình nhất định mà cần căn cứ vào thực tế địa phương để lựa chọn mô hình. Bên cạnh đó cần cân nhắc những ngành công nghiệp nào cần ưu tiên, những ngành công nghiệp nào cần hỗ trợ phát triển. Từ thực tiễn cho thấy, chủ đề này cũng đã có nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề chưa được làm sáng tỏ, cần tiếp tục dày công nghiên cứu.
Hai là, PTCN của các địa phương. Hiện nay đã có nghiên cứu về PTCN ở
một số tỉnh, thành phố, tuy nhiên tình hình nghiên cứu còn tản mạn, thiếu tính hệ thống, chưa cập nhật sát tình hình.
Ba là, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối
với PTCN. Các nhà khoa học, các Chính phủ thừa nhận CMCN 4.0 là một nhân tố mới, tạo ra những điều kiện mới, nó mới chỉ được đề cập đến trong khoảng một thập kỷ nay, những kết quả nghiên cứu đã được công bố vẫn chưa nhiều. Vì vậy, vấn đề này còn nhiều khía cạnh cần luận giải.
Bốn là, gắn kết PTCN với BVMT như thế nào cho hiệu quả trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố. Hệ thống giải pháp có tính tổng thể nhằm PTCN với BVMT là gì?
Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp cận ở góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị.