Sự cần thiết của phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 45 - 49)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.1.2. Sự cần thiết của phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nộ

trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một là, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu mà nhân loại hướng tới trong kỷ nguyên mới. Yêu cầu của sự phát triển bền vững thể hiện trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, khai thác TNTN với cường độ lớn hơn vẫn là phương cách mà nhiều quốc gia lựa chọn. Song nếu quá phụ thuộc vào TNTN thì dễ rơi vào khủng hoảng khi tài nguyên bị cạn kiệt và do các loại TNTN không thể tái tạo được. Việc khai thác TNTN quá mức sẽ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường…Và phải kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, không có xung đột, xáo trộn, rối loạn, giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, giáo dục, y tế… Đồng thời mọi quá trình phát triển suy đến cùng là việc sử dụng nguồn lực con người để khai thác TNTN nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Vì vậy, khai thác, sử dụng TNTN và môi trường phải đảm bảo bền vững. Có nghĩa là luôn tận dụng, tái tạo các nguồn tài nguyên, năng lượng, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phát triển công nghiệp bền vững có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thể hiện trên các khía cạnh như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại; thực hiện công bằng xã hội, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại; đảm bảo bền vững môi trường sinh thái, tạo sự hài hòa giữa con người với tự nhiên…Do vậy, xu hướng phát triển bền vững để có sự điều tiết hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.

Môi trường có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của một quốc gia. Môi trường không đơn giản là điều kiện đầu vào của PTCN nữa, nó là thành tố quan trọng có tác động tích cực, thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình PTCN của từng quốc gia.

Hai là, phát triển công nghiệp tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để bảo vệ môi trường.

Ngành công nghiệp phát triển góp phần hiện đại hóa các ngành kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, trang bị máy móc thiết bị, hiện đại hóa nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp phát triển còn góp phần tạo ra nhiều việc làm, làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việt Nam để đang đẩy nhanh tốc độ PTCN, muốn vậy phải sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào. Nghĩa là phải sử dụng ngày càng nhiều hơn các loại tài nguyên thiên nhiên, vì nền công nghiệp nước ta còn dựa chủ yếu vào thiên nhiên. Như vậy, sức ép của PTCN gây ra cho môi trường sẽ lớn hơn. Đây là một nguy cơ. Hiện nay, chúng ta đang dần thấy tác hại của PTCN những năm trước đây đối với môi trường hiện tại. Vì vậy, những chính sách hiện nay về PTCN có quan tâm đến vấn đề BVMT phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ.

Thứ nhất, giải quyết những hậu quả do PTCN trong quá khứ gây ra. Thứ hai, bảo

đảm cân bằng, sự phát triển hài hòa trong từng chính sách công nghiệp ở hiện tại và tương lai. Môi trường tự nhiên là nơi khởi nguồn và là nơi cung cấp các điều kiện cho con người, xã hội loài người tồn tại, phát triển, là yếu tố đầu vào của

mọi quá trình sản xuất. Ba là, xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa phát

triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.

Phát triển công nghiệp gắn với BVMT là mối quan hệ song hành, chi phối lẫn nhau. Trong quá trình PTCN nếu không BVMT một cách chính đáng, phát triển sẽ bị suy yếu dần. Ngược lại, không có phát triển, BVMT sẽ thất bại”. Trong quan hệ với BVMT, nếu PTCN là điều kiện và tiền đề thì BVMT là kết quả của sự PTCN đó. Môi trường và sản xuất công nghiệp có tác động qua lại, chặt chẽ với nhau. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng của sản xuất công nghiệp. Ngược lại, tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp lại một phần phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển công nghiệp với vấn đề BVMT luôn nằm trong trạng thái của sự đối lập có xu hướng loại trừ lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng là tiền đề của nhau; PTCN sẽ có sự cạn kiệt tài nguyên, có ONMT tùy theo cấp độ. Con người và xã hội loài người quá đề cao vai trò của PTCN thì môi trường sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu không khai thác, sử dụng TNTN thì không thể PTCN, đồng thời TNTN cũng bị lãng phí. Trong mâu thuẫn này, PTCN có nguy cơ làm tổn hại đến môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Đây là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược

lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).

Ba là, xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.

Phát triển công nghiệp gắn với BVMT là mối quan hệ song hành, chi phối lẫn nhau. Trong quá trình PTCN nếu không BVMT một cách chính đáng, phát triển sẽ bị suy yếu dần. Ngược lại, không có phát triển, BVMT sẽ thất bại”. Trong quan hệ với BVMT, nếu PTCN là điều kiện và tiền đề thì BVMT là kết quả của sự PTCN đó. Môi trường và sản xuất công nghiệp có tác động qua lại, chặt chẽ với nhau. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng của sản xuất công nghiệp. Ngược lại, tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp lại một phần phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Phát triển công nghiệp với vấn đề BVMT luôn nằm trong trạng thái của sự đối lập có xu hướng loại trừ lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng là tiền đề của nhau; PTCN sẽ có sự cạn kiệt tài nguyên, có ONMT tùy theo cấp độ. Con người và xã hội loài người quá đề cao vai trò của PTCN thì môi trường sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu không khai thác, sử dụng TNTN thì không thể PTCN, đồng thời TNTN cũng bị lãng phí. Trong mâu thuẫn này, PTCN có nguy cơ làm tổn hại đến môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Đây là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh

doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 45 - 49)