Kinh nghiệm của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 61 - 65)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc

Công cuộc cải cách mở cửa nền kinh tế ở Trung Quốc từ năm 1978 đã mở ra thời kỳ tăng trưởng mới cho Trung Quốc mà các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định đó là kỳ tích, từ mức GDP chỉ khoảng 150 tỉ USD khi tiến hành cải cách thì đến năm 2012 GDP của Trung Quốc đã là trên 12.000 tỉ USD trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Để đạt được nhũng thành tựu đó Trung Quốc đã phát triển rất mạnh ngành công nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc phải đánh đổi về môi trường, tiêu biểu là thành phố Bắc Kinh.

Bắc Kinh là siêu đô thị loại đặc biệt khi vừa là trung tâm chính trị cũng là trung tâm kinh tế. Thành phố trên 23 triệu dân này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế, PTCN vượt bậc nhưng cũng phải trả giá rất nhiều về môi trường. Đó là, bầu không khí thường xuyên chìm trong ô nhiễm khói bụi do các nhà máy và khí thải từ phương tiện giao thông, chỉ số nồng độ các loại hạt trong không khí PM 2.5 có lúc đạt đến ngưỡng rất cao (60 μg/m3), nhiều chuyên gia nhận định Bắc Kinh là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Việc xử lý ô nhiễm không khí trở thành một vấn đề cấp bách, chính đáng, nó là thách thức rất lớn đối với chính quyền và người dân nơi đây. Từ thực tế đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và mang lại hiệu quả rõ rệt, chất lượng không khí được cải thiện, sự hài lòng của người dân tăng lên.

Để đưa ra giải pháp đúng đắn, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã xác định phải phân loại chất gây ô nhiễm (nguồn gốc từ đâu? đặc trưng như thế nào? Những tác động của nó đến các mặt đời sống xã hội của các loại chất gây ô nhiễm không khí). Từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn sát thực tế, phù hợp từng trường hợp. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng nguồn gốc của ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh là do: (i) khí thải từ các công xưởng, nhà máy công nghiệp, từ sinh hoạt của người dân, từ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch. (ii) bụi cát đến từ các trận bão cát sa mạc ở phía bắc. Địa hình Bắc Kinh “ba mặt giáp núi”, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão cát quy mô lớn, gây hạn chế tầm nhìn và ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí.

Về quan điểm trong chống ô nhiễm môi trường tại thành phố Bắc Kinh, chính quyền sở tại xác định BVMT là nhiệm vụ trọng tâm. Coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá mức sống và chỉ số hạnh phúc của người dân. Từ quan điểm này chính quyền xác định tập trung các nguồn lực để xử lý ONMT, cải thiện chất lượng không khí. Mục tiêu là trong giai đoạn 2013 - 2017 sẽ “quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời xanh”. Các nhiệm vụ để đạt được điều đó bao gồm: (i) xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ cho công tác phòng chống ô nhiễm không khí; (ii) phân loại chất gây ô nhiễm; (iii) xây dựng biểu đồ thực trạng ô nhiễm, nguồn ô nhiễm của thành phố Bắc Kinh trong các giai đoạn khác nhau; (iv) xây dựng kế hoạch hành động làm sạch không khí. Trên cơ sở này, thành phố đề ra lộ trình với từng bước đi cụ thể để xử lý ô nhiễm không khí.

Công tác nghiên cứu khoa học về môi trường không chỉ được các cơ quan bảo vệ môi trường của thành phố quan tâm mà còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu tư nhân. Dựa trên các cơ sở dữ liệu quan trắc được (35 trạm quan trắc tự động bao phủ phạm vi toàn thành phố), các cơ quan trên tiến hành phân tích sâu về PM 2.5 như nguồn gốc của nó, khuyến cáo danh mục phát thải gây ô nhiễm không khí, hướng xử lý,...

Phối hợp liên vùng trong xử lý ô nhiễm

Đặc điểm của vấn đề môi trường và ONMT là không phân biệt danh giới địa lý hành chính, nó tồn tại và diễn ra theo những điều kiện, quy luật của riêng

nó. Vì vậy, trong vấn đề xử lý ONMT không thể bó hẹp ở một địa phương mà cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ của các địa phương, trong đó những địa phương giáp danh cần thực hiện thống nhất, đồng bộ và quyết liệt hơn. Trong trường hợp của Bắc Kinh thì cần phải phối hợp với vùng phụ cận như Hà Bắc, Thiên Tân, Nội Mông Cổ,...

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương quanh Bắc Kinh được coi là giải pháp trọng tâm trong xử lý ô nhiễm không khí của cả khu vực nói chung và cho Bắc Kinh nói riêng. Bên cạnh đó chính quyền ban hành và thực hiện đồng bộ bộ tiêu chuẩn phát thải đối với xe cơ giới, các chỉ số về tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu, bộ tiêu chí về định mức khói bụi phát thải ra môi trường,...

Việc tăng cường phối hợp giữa đô thị trung tâm (Bắc Kinh) với các đô thị vệ tinh (Hà Bắc, Thiên Tân, Nội Mông Cổ,...) trong việc xử lý ô nhiễm không khí, đã mang lại những kết quả đáng kể. Số liệu báo cáo cho thấy, chỉ số PM 2.5

hàng năm của thành phố Bắc Kinh khoảng giảm 7μg/m3 trong mức giảm chung

của cả vùng.

Nhiều giải pháp đúng và trúng

Trước tình hình bụi mịn do quá trình đốt cháy tăng cao, thành phố luôn ở trong tình trạng “sương mù nhân tạo” bởi ô nhiễm, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã triển khai nhiều giải pháp để giảm số lượng các hạt PM 2.5 gây ô nhiễm

không khí. Cụ thể: Một là, điều chỉnh cơ cấu sử dụng năng lượng của thành phố,

chuyển dần từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng điện (giảm mạnh việc sử dụng than đá, giảm dầu mỏ chứa lượng chì cao, tăng sử dụng khi đốt và điện).

Hai là, trợ giá cho người dân chuyển đổi dùng than sang dùng điện, năng lượng

mặt trời, năng lượng gió nhất là những khu vực cần sưởi ấm vào mùa đông. Ba

là, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề công nghiệp, xây dựng lộ trình di dời các nhà

máy ra khỏi khu dân cư, ra khỏi thành phố. Kiên quyết đóng cửa các nhà máy sử dụng công nghệ, trang thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường (thực tế, thành phố đã di dời hoặc đóng cửa hơn 2.600 nhà máy gây ô nhiễm trong các lĩnh vực in ấn, thủ công nghiệp, đồ gỗ, xi măng).

Là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, Bắc Kinh không chỉ tập trung một lượng lớn dân cư mà còn có lượng xe cơ giới tham gia giao thông rất lớn, liên tục 24/7, năng lượng sử dụng chủ yếu là năng lượng hóa thạch (xăng, dầu) nên lượng khí thải vô cùng lớn, từ đó gây nên hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng bộ tiêu chuẩn chi tiết về khí thải cho xe ô tô mới, xe đang sử dụng, tiêu chuẩn cho các loại xăng dầu theo hướng ngày cảng xiết chặt hơn, cao hơn, khuyến khích ô tô sử dụng năng lượng điện (ô tô điện). Đồng thời còn đưa ra quy định các phương tiện giao thông lưu hành theo ngày chẵn lẻ, theo khu vực. Kết quả là trong giai đoạn từ 2015 đến 2018 đã loại bỏ được hảng triệu phương tiện giao thông cũ, gây ONMT, đưa vào sử dụng hàng trăm ngàn phương tiện sử dụng điện hoặc năng lượng sạch.

Trong quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển của các công trình xây dựng diễn ra rất mạnh mẽ, công trường diễn ra khắp nơi, cả thành phố như một đại công trường. Điều này góp phần làm gia tăng ONMT thành phố. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền đã tập trung siết chặt quy định xây dựng, nâng cao quy định về bụi đường, khói bụi tại các công trường thi công, tăng cường việc mở rộng diện tích công viên, trồng cây xanh, ao hồ trong thành phố, phấn đấu nâng tỉ lệ diện tích cây xanh trong thành phố lên khoảng 60%. Kết quả là môi trường của thành phố Bắc Kinh được cải thiện rõ rệt, chỉ số PM 2.5 năm 2019 trung bình đạt

mức thấp kỷ lục (42 microgam/m3), số ngày không khí trong lành tăng lên (bình

quân là 150 ngày), số ngày ô nhiễm nặng giảm xuống (chỉ còn 3 ngày, giảm tới 5

ngày so với na9m 2018) [22].

Đánh giá về những kết quả đạt được trong việc bảo vệ môi trường thành phố Bắc Kinh, giới chức lãnh đạo và các nhà khoa học đều khẳng định rằng đó là một kết quả khả quan nhưng đây là một nhiệm vụ lâu dài, cần phải làm thường xuyên với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, với những chủ trương, chính sách đúng đắn, mục tiêu, phương hướng, giải pháp và lộ trình rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 61 - 65)