Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn, sử dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 134 - 135)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

4.1.3.4. Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn, sử dụng công nghệ

ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn, sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến kết hợp với bảo vệ môi trường

Tập trung phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm), công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm… Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp, các công đoạn và chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm có thương hiệu uy tín.

Phát triển các KCN, CCN vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố và toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Khuyến khích phát triển các công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ

lực: điện - điện tử tin học; cơ - kim khí; dệt - may- da giày cao cấp; chế biến thực phẩm, vật liệu mới.

Phát triển mạnh mẽ các tập đoàn sản xuất, tiếp tục phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty, tập đoàn lớn. Phát triển các vùng ven đô, ngoại thành gắn với tiến trình CNH, HĐH nông thôn, hợp tác Vùng. Mở rộng các hoạt động đối ngoại và tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập phát triển kinh tế trong và giữa các khu vực doanh nghiệp, cũng như với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm hội thảo, hội nghị và giao dịch quốc tế có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao, rà soát, xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các khu, CCN, tích cực xử lý di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố. Ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng chất xám, công nghệ cao. Có cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các sản phẩm nghề có tiềm năng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 134 - 135)