Môi trường và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 41 - 44)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.1.1.2. Môi trường và bảo vệ môi trường

*Về môi trường

-Khái niệm môi trường

Nhìn chung hiện nay, có rất nhiều khái niệm về môi trường tùy thuộc vào khía cạnh nghiên cứu, cách tiếp cận. Môi trường thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của thế giới tự nhiên mà được coi là có giá trị hay quan trọng đối với loài người vì bất kỳ lý do nào. Môi trường tự nhiên bao gồm: Tất cả các thảm thực vật, vi sinh vật, đất đá, không khí và các hiện tượng tự nhiên; TNTN: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Tài nguyên thiên nhiên có loại không tái sinh, ví

như tài nguyên khoáng sản; có loại tái sinh, chẳng hạn tài nguyên rừng, đất và nông nghiệp,... và các hiện tượng vật lý mà không có danh giới rõ ràng, chẳng hạn như: không khí, nước, khí hậu, bức xạ, năng lượng, điện tích và từ tính, không có nguồn gốc từ hoạt động của con người.

Có cách hiểu cho rằng: Môi trường tự nhiên là một tổng hòa những yếu tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật.

Luật Bảo vệ môi trường (2014) quy định tại Điều 3, khoản 2: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại

và phát triển của con người và sinh vật” [94]. Khái niệm này được bổ sung trong

Luật Bảo vệ môi trường (2020) tại Điều 3 khoản 1: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con

người, sinh vật và tự nhiên” [95].

-Khái niệm ô nhiễm môi trường

Luật Bảo vệ môi trường (2014) quy định tại Điều 3, khoản 8: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con

người và sinh vật” [94]. Luật Bảo vệ môi trường (2020) đưa ra định nghĩa bao

quát hơn: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự

nhiên” (Điều 3, khoản 12) [95].

Có thể thấy, các định nghĩa về môi trường tiếp cận ở các góc độ nghiên cứu có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần nhưng tựu trung lại, các nhà khoa học đều thống nhất môi trường là một hệ thống và có đầy đủ những đặc trưng của một hệ thống.

Môi trường là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người, cung cấp những yếu tố vật chất cơ bản giúp con người tồn tại như không khí, nước, đất,

cây cối, rừng, sinh vật… Các chất gây ONMT như chất thải công nghiệp (chất bụi khí, phế liệu, nước thải có hòa tan các chất hữu cơ, hóa chất, kim loại, dầu mỡ…), chất thải từ nông nghiệp (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước tiểu của vật nuôi) hay chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải, các loại khí bụi lò bếp…) và các loại khí thải của phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu...

Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội và sự ổn định chính trị của các địa phương và đất nước.

Nhìn tổng quát về chức năng cơ bản của môi trường: Là không gian sống của con người và sinh vật; Là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Tất cả các loại tài nguyên đều do môi trường cung cấp và giá trị của nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội; Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn; Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất; Môi trường là nơi lưu và cung cấp thông tin cho con người.

*Về bảo vệ môi trường

Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người tại Stockholm, Thụy Điển 1972 đã tuyên bố: “Bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi cho mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế

giới” [75, tr.181].

Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (2020) quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý TNTN, đa dạng sinh học và ứng phó với

biến đổi khí hậu” (Điều 3, khoản 2) [95].

Những nguyên tắc về hoạt động BVMT ở Việt Nam hiện nay cũng đã được luật hóa trong Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường như sau:

(1) Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

(2) Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. (3) Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

(4) Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị

tài nguyên của chất thải [95].

(5) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế-xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

(6) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

(7) Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu

vực và toàn cầu [95].

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 41 - 44)