Tình hình môi trường không khí

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 102 - 104)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

3.2.3.2.Tình hình môi trường không khí

Các ngành sản xuất công nghiệp ở Hà Nội rất đa dạng và thành phần các loại khí thải vào môi trường cũng khác nhau. Tác nhân gây ONMT không khí chủ yếu bao gồm: bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10, chì (Pb), ôzôn (O3), các chất vô cơ như cacbon monixit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2); oxit nitơ (NOx); hydroclorua (HCl), hydroflorua (HF),...; các chất hữu cơ như hydrocacbon

(CnHm), benzene (C6H6)...; các chất gây mùi khó chịu như ammoniac (NH3), hydorosunfua (H2S)...; nhiệt, tiếng ồn...

-Môi trường không khí tại các KCN

Nguồn dữ liệu để đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các KCN trên địa bàn Thành phố là nguồn dữ liệu do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc tại một số KCN trên địa bàn từ năm 2011 đến năm 2015; và dữ liệu quan trắc 6 tháng đầu năm 2017 do Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện.

Nhận xét chung: Trong giai đoạn tiến hành quan trắc từ năm 2011 -2019

đối với 09 KCN tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN. Trong đó, độ ồn và hàm lượng các chất gây ô nhiễm (TSP, SO2, NO2, CO, Toluen) đo được tại các KCN: Sài Đồng B, Phú Nghĩa, Thạch Thất - Quốc Oai, Quang Minh tương đối cao so với các KCN còn lại; nồng độ Benzen trung bình các năm tại đa số các KCN trên địa bàn Thành phố đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 06: 2009/BTNMT (1giờ) và tương đối cao tại các KCN như: Quang Minh, Sài Đồng B, Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư.

Kết quả quan trắc 06 tháng đầu năm 2019 tại 03 KCN (Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội - Đài Tư, Nam Thăng Long) cho thấy, hàm lượng các chất gây ô nhiễm (TSP, SO2, No2, CO), độ ồn đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN.

-Môi trường không khí tại các CCN

Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại 22 CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2011 đến 04 tháng đầu năm 2019 cho thấy: nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí về cơ bản đều nằm trong giới hạn cho phép so với các QCVN. Tuy nhiên, có một số CCN có nồng độ bụi tổng số TSP tương đối cao như: Từ Liêm, Phú Minh, Hoàng Mai, Lại Yên.

Năm 2019, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tiến hành quan trắc chất lượng không khí tại 02 CCN: Duyên Thái và CCN Bắc Từ Liêm, nồng độ chất

gây ô nhiễm khác như TSP, CO, SO2, NO2 và độ ồn đều nằm trong giới hạn cho

phép so với QCVN [23].

Kết luận chung: Như vậy, kết quả quan trắc tại các KCN, CCN cho thấy

môi trường không khí xung quanh tại các khu công nghiệp có chỉ tiêu benzen vượt quy chuẩn cho phép, tại các cụm công nghiệp có chỉ tiêu TSP (bụi) vượt quy chuẩn cho phép.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 102 - 104)