Tiêu chí hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 54 - 55)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.2.2.3. Tiêu chí hiệu quả

Nhìn chung, hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất, được lượng hóa bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Từ thực tế cho thấy, hiệu quả việc kết hợp PTCN với BVMT khó đo lường trực tiếp và lượng hóa được nên chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua việc sử dụng vốn đầu tư và việc thực hiện đầu tư kết hợp PTCN với BVMT, nhưng hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn thuần hướng tới mục tiêu sinh lời mà còn hướng tới mục tiêu phi kinh tế khác. Hiệu quả của việc kết hợp PTCN với BVMT được xác định từ hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, tương quan giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại.

Theo đó, cần xem xét kết quả của hoạt động định hướng, ban hành pháp luật, điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước so với các mục tiêu quản lý nhà nước về kết hợp PTCN với BVMT. Hoạt động định hướng có hiệu quả khi đề ra các giải pháp kết hợp PTCN với BVMT. Trong công tác xây dựng, ban hành các quy định pháp luật, tạo khung pháp lý ổn định lâu dài, ít điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin pháp luật, kế hoạch thực hiện tốt các quy định trong quá trình triển khai, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước về kết hợp PTCN với BVMT. Hoạt động điều hành của Nhà nước tạo thuận lợi cho kết hợp PTCN với BVMT bền vững, việc điều tiết, can thiệp phù hợp với tình hình thực tế, tìm ra những hạn chế trong công tác định hướng, ban hành pháp luật và điều hành của Nhà nước để hiệu chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho quá trình kết hợp PTCN với BVMT phù hợp với đầu tư phát triển chung của thành phố, của đất nước.

Như vậy, tiêu chí hiệu quả của việc kết hợp PTCN với BVMT vừa mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định lượng; hiệu quả mang tính định lượng được đánh giá cao khi phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác, đồng thời bổ sung cho nhau để tăng lợi ích xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 54 - 55)