- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển công nghiệp của thành phố Hà Nội Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung:
Mục tiêu của Hà Nội trong 10 năm tới (2030) sẽ là một Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; trong PTCN lựa chọn các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, hình thành “thành phố khoa học công nghệ” theo mô hình thung lũng Silicon. Đó sẽ là nơi nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh tốt trong khu vực và thế giới; Hà Nội sẽ trở thành nơi được các tập đoàn công nghệ lớn lựa chọn đặt làm văn phòng tập đoàn.
Mục tiêu cụ thể: “Một là, chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 -
2030 đạt 10,20%/năm. Hai là, cơ cấu công nghiệp và xây dựng giữ ổn định 41-
42% vào năm 2020 trong tổng giá trị GRDP của Thành phố” [131].
Mục tiêu cho một số lĩnh vực
Thứ nhất, ngành điện tử - công nghệ thông tin.
Một là, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện tử. Nghiên cứu,
sản xuất, hợp tác chuyển giao công nghệ về linh kiện, thiết bị điện tử với các tập đoàn lớn như SamSung, LG, Apple, Panasonic,... chỉ số tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng từ 9% đến 12%.
Hai là, phát triển ngành công nghệ thông tin. Xây dựng ngành công nghệ
thông tin trở thành động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển. Phấn đấu đến năm 2030 Hà Nội trở thành trung tâm lớn nhất của cả nước về sản xuất phần mềm tin học ứng dụng, thiết kế sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, hướng ra xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng từ 10% đến 13%. Chiếm khoảng tử 13% đến 16% trong cơ cấu tỉ trọng toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Thứ hai, ngành cơ khí.
Một là, ưu tiên phát triển cơ khí chính xác coi đây là động lực chính thúc
đẩy sự PTCN thành phố.
Hai là, phát triển cơ khí chế tạo, tự động hóa phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng, đáp ứng phần lớn yêu cầu của thị trường trong nước và hướng về xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các cơ quan, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Ba là, về mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì mức tăng
trưởng của cơ khí trong khoảng từ 12 đến 15%/năm và chiếm khoảng từ 45 đến 50% cơ cấu toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Thứ ba, ngành hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm.
Một là, ưu tiên phát triển ngành hóa dược và hóa mỹ phẩm trong đó tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ nghiên cứu cơ bản cho công nghiệp hóa dược nhằm chủ động trong khâu sản xuất, tránh lệ thuộc vào các công ty nước ngoài nhất là khi có những biến động lớn của tình hình dịch bệnh.
Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm một số loại
hóa chất, các loại thuốc mới trên cơ sở các nguyên liệu sẵn có trong nước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh hợp tác với các công ty lớn trong lĩnh vực dược phẩm của các nước phát triển để nhanh chóng tiếp cận thành quả nền y học hiện đại của thế giới
Ba là, về mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì mức tăng trưởng của ngành hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm trong khoảng từ 7 đến 10%/năm và chiếm khoảng từ 4 đến 6% cơ cấu toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Thứ tư, ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.
Một là, duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống nổi
tiếng của Hà Nôi. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời bố trí nhà máy chế biến phù hợp vùng nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Phối hợp và giải
quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa cá chủ thể tham gia sản xuất gồm: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học, nhà bank.
Hai là, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì mức tăng
trưởng của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống trong khoảng từ 10 đến 12%/năm và chiếm khoảng từ 20 đến 24% cơ cấu toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Thứ năm, ngành dệt may, da giày.
Một là, phát triển các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang cao
cấp, hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực này. Tạo điều kiện để các nhà tập đoàn dệt may, da giày có uy tín dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam. Kiểm soát chặt các công nghệ trong lĩnh vực này khi họ nhập khẩu để loại trừ các dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc gây ONMT.
Hai là, về nhóm sản phẩm ưu tiên bao gồm nhóm sản phẩm giày thể thao,
giày dép da và túi cặp. Lựa chọn các dây chuyền máy móc trang thiết bị chuyên dùng có công nghệ hiện đại. Chú trọng công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu mã để tạo ra các sản phẩm vừa có chất lượng cao vừa hợp thị hiếu người tiêu dùng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Ba là, dịch chuyển các nhà máy trong lĩnh vực dệt may, da giày ra các
huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận để để phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, giao thông của các địa phương, giảm chi phí sản xuất đồng thời cũng là giảm áp lực di dân và trung tâm thành phố.
Bốn là, về mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030: duy trì mức tăng
trưởng của ngành dệt may, da giày trong khoảng từ 4 đến 6%/năm và chiếm khoảng từ 2 đến 3% cơ cấu toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Thứ sáu, ngành vật liệu xây dựng mới, trang trí nội thất.
Một là, tiếp cận những ứng dụng kỹ thuật mới trong ngành vật liệu của thế
giới, hợp tác cùng các đối tác nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ để tiến hành sản xuất các loại vật liệu tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đáp ứng nhu cầu về vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp trong xây dựng và trang trí nội thất như là: vật liệu không nung, tấm kết cấu 3D, các loại
vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano,... Xây dựng lộ trình để đến năm 2030 Hà Nội sẽ giảm dần việc sản xuất và sử dụng các loại vật liệu gây ONMT tiêu hao quá nhiều tài nguyên.
Hai là, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030 tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội đạt từ 7% đến 9%/năm và chiến tỉ trọng khoảng từ 3% đến 5% trong cơ cấu công nghiệp của thành phố Hà Nội.
Thứ bảy, về định hướng phát triển nghề và làng nghề.
Một là, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn
mới. Phát triển đi đôi với bảo tồn các giá trị văn hóa mang bả sắc dân tộc.
Hai là, quy hoạch phát triển các nghề và làng nghề. Hai địa danh trước kia là Hà Tây, Hà Nội và ngày nay là Hà Nội vốn dĩ tồn tại nhiều làng nghề và nghề truyền thống như Hà Đông có làng Đa Sỹ nổi tiếng rèn cơ khí (làm dao), làng Vạn Phúc dệt lụa, may mặc; Thạch Thất có Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu nổi tiếng đồ mộc, Phùng Xá chuyên về sắt thép,... xuất phát từ tiềm năng đó và nhu cầu của xã hội hiện đại đã tạo ra các sản phẩm vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật vừa có và tính thương mại cao mà đậm nét truyền thống đặc trưng của các làng nghề.
Ba là, chú trọng kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống cha ông để lại với
khoa học - kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó vừa mở rộng PTCN vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống.
Thứ tám, về định hướng phát triển không gian công nghiệp.
Một là, về định hướng chung là phát triển công nghiệp sạch, thân thiện với
môi trường, ít gây ô nhiễm. Xây dựng lộ trình di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Kiên quyết loại trừ các dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ONMT hoặc không phù hợp với quy hoạch chung của thành phố.
Hai là, cụm phía Bắc: bao gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh,
Gia Lâm, các quận Long Biên, Bắc Từ Liêm quy hoạch khoảng khoảng 3.200 ha. Lĩnh vực công nghiệp cần tập trung phát triển là: điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí và cơ khí chính xác, sản xuất - lắp giáp ô tô, da giầy, dệt may, hóa mỹ phẩm, công nghiệp vật liệu mới,...
Ba là, cụm phía Nam: bao gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên quy hoạch khoảng 1.500 ha. Lĩnh vực công nghiệp cần tập trung ưu tiên phát triển là: công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhà máy chế biến nông sản tạo thành chuỗi sản xuất khép kín từ nuôi trồng, thu hoạch, chế biến. Phát huy lợi thế làng nghệ của huyện Thường Tín để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày,...
Bốn là, cụm phía Tây: bao gồm (i) các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì. Phát huy lợi thế làng nghề của các huyện này để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, chăn nuôi quy mô lớn,... (ii) chuỗi đô thị vệ tinh: Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây quy hoạch với diện tích quy hoạch khoảng 8.000 ha trong đó quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc khoảng 1.000 ha. Lĩnh vực công nghiệp cần tập trung ưu tiên phát triển là: cơ khí chính xác, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử - viễn thông, các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ nano, vật liệu mới, năng lượng mới.
Năm là, dành khoảng 1.500 ha đất đai tại các thị trấn của các huyện, thị,
quận để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi quy mô lớn, chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao,...
Sáu là, quy hoạch các cụm công nghiệp để giữ gìn và phát triển các nghề
thủ công truyền thống, làng nghề thủ công theo từng địa phương. Đây cũng là quá trình phi tập trung hóa trong PTCN, nó phù hợp với tình hình mới của đất nước (dịch bệnh covid). Trong vấn đề này cần chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm của các làng nghề nhất là những làng nghề sử dụng nhiều hóa chất vào sản xuất.