Tình hình phát triển công nghiệp gắn với khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 87 - 94)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

3.2.2.Tình hình phát triển công nghiệp gắn với khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Về tổng thể, PTCN nói riêng, phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn Hà Nội thời gian qua đã có nhiều thành tựu lớn đáng ghi nhận (trong suốt giai đoạn 2010 đến 2016, kinh tế Thủ đô liên tục đạt mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra: bình quân GDP tăng từ 10-11%/năm (năm 2010 tăng 11,55%, năm 2013 tăng 12,08%, 8 tháng đầu năm 2016 tăng 10,9%. Năm 2010, GDP bình quân đầu người giá so sánh

tăng gấp 14,5-15 lần so với năm 1990 và gấp 2,5 lần so với mức trung bình cả nước). Cơ cấu kinh tế được cải thiện, từng bước bám sát nhu cầu của thị trường và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó tăng nhanh những phân ngành, nhóm ngành kinh tế hiện đại, sử dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao. Ngành công nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (trung bình hơn 17%/năm trong giai đoạn 2010-2016); cơ cấu đang chuyển mạnh từ công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo sang các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… nhằm tận dụng tiềm năng và thế mạnh sẵn có, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường; các ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện, nước… gắn với phát triển đô thị cũng tăng nhanh. Thành phố đã xây dựng nhiều KCN, CCN vừa và nhỏ; đã xem xét công nhận 35 sản phẩm công nghiệp chủ lực, triển khai tích cực chương trình hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc các ngành thiết bị điện - điện tử, công nghệ thông tin - liên lạc, cơ khí, chế biến thực phẩm đồ uống, dệt may cao cấp, hóa dược. Nhóm ngành công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp (68% năm 2004, 60% năm 2010, 64% năm 2015). Các doanh nghiệp có vốn FDI có vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của Hà Nội bình quân khoảng 8,3%/năm. Lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 91%) và duy trì đà tăng trưởng (8,4%/năm). Lĩnh vực công nghệ cao như: công nghệ điều khiển, công nghệ kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ plasma, công nghệ viễn thông, tự động hóa, robot, công nghệ sinh học,... được quan tâm đều tư phát triển. Trong giai đoạn 2010 - 2019 toàn thành phố có: 17 KCN, khu công nghệ cao được thành lập; 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 305 làng nghề được công nhận. Điều này góp phần giải quyết việc làm cho

hàng trăm ngàn lao động địa phương và các tỉnh phía Bắc [33, tr.81-82].

Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng

lớn. Trước yêu cầu về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh, từ năm 2016, thành phố đẩy mạnh PTCN công nghệ thông tin (CNTT) bằng việc xây dựng các khu CNTT tập trung và phát triển các sản phẩm phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT. Cho đến nay, thành phố đã hình thành bốn khu CNTT tập trung, hơn 11.200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này, tăng 51% so với năm 2015, đạt tổng doanh thu 10,1 tỷ USD, tạo việc làm cho 185 nghìn lao động. Bên cạnh đó, hai năm nay, Hà Nội bắt đầu phát triển ngành công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mới nhằm khai thác lợi thế của “Thủ đô di sản” với hàng loạt các di tích, làng nghề, lễ hội độc đáo, tạo các không gian văn hóa, sáng tạo. Năm 2018, giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí của Hà Nội đạt 196,5 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 192 triệu USD, giá trị kinh tế tuy chưa cao, nhưng là hướng đi mới nhiều triển vọng, là nền tảng quan trọng để Hà Nội đạt tiêu chuẩn tham gia mạng lưới “Thành phố sáng tạo” trên thế giới.

Về các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có ảnh hưởng xấu đến môi trường: Hà Nội hiện còn 1 khu công nghiệp và 30 cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, thậm chí còn có nơi chưa vận hành được hệ thống xử lý nước thải; một số bệnh viện đang gặp khó khăn trong việc xử lý rác, nước thải y tế, một số cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,... đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, sức khỏe và đời sống nhân dân. Trước thực trạng đó, các cấp chính quyền Hà Nội đã và đang xây dựng các giải pháp để bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước thải sinh hoạt (nâng cao năng lực xử lý của trạm Yên Sở), bảo vệ môi trường trong đó chú trọng xử lý dứt điểm ô nhiễm tại bãi rác Sóc Sơn, Ba Vì (2 bãi rác lớn nhất thành phố), thúc đẩy nền kinh tế xanh gắn với năng lượng xanh.

Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành chính sách BVMT gặp nhiều khó khăn vì vấn đề BVMT diễn ra trên phạm vi rộng, nhiều lĩnh vực, không kể ngày đêm, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rất lớn lại có nhiều các vi phạm rất tinh vi,... trong các quy định về BVMT

còn nhiều kẽ hở, đội ngũ thực thi ít về số lượng nên không thể đủ khả năng kiểm tra, giám sát lĩnh vực môi trường của các doanh nghiệp. Thực trạng này đòi hỏi cần có sự tăng cường lực lượng nhất là cảnh sát môi trường, tăng quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ xử lý các vi phạm, rà soát, bổ sung các quy định về BVMT, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,...

Bảng 3.3: Cơ cấu sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

ĐVT: %

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Khu vực doanh nghiệp 0,65 0,53 0,44 0,37 0,34 0,30

Nhà nước

Khu vực doanh nghiệp 97,31 97,44 97,32 97,43 97,37 97,05

ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư 2,05 2,03 2,24 2,20 2,29 2,66

nước ngoài

Cơ cấu 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tác giả tổng hợp [18], [19]

Theo số liệu thống kê năm 2019, so với các khu vực kinh tế: kinh tế Nhà nước Trung ương (0,056%), kinh tế Nhà nước địa phương (0,024%), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (0,45%), thì cơ cấu doanh nghiệp ở Hà Nội được tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 99,460% (xem biểu đồ 3.3), điều đó đặt ra một thực trạng vấn đề là công tác BVMT ở các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sẽ được thực hiện như thế nào để tạo ra sự phát triển hài hòa giữa PTCN gắn với BVMT theo hướng phát triển bền vững.

Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa bàn có 70 CCN đang hoạt động trên tổng diện tích gần 1.400ha, thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh và hằng năm nộp ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 16 CCN phát triển tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN; 54 CCN vẫn cần phải hoàn thiện thêm nữa trong việc đồng bộ hạ tầng, hệ thống XLNT, phòng cháy, chữa cháy, cây xanh.

Về kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, Hà Nội có lợi thế vượt trội so với các địa phương khác về điều kiện giao thông, với tính chất là đầu mối về đường không, đường sắt, đường xe hơi và có cả cảng sông lớn. Khả năng cung cấp điện và nước cho Thủ đô dồi dào. Điện cung cấp cho Hà Nội có thể chiếm tới 20% so với tổng nguồn của cả nước, trong đó trên 30% được dành cho công nghiệp. Khả năng đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc, các dịch vụ, đặc biệt là tài chính - ngân hàng cũng thuận lợi.

Hà Nội có tiềm lực lớn về các cơ quan nghiên cứu, triển khai và đào tạo nhân lực trình độ cao hơn hẳn so với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội hiện có nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cao nhất so cả nước. Việc đầu tư cho khoa học công nghệ cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh dịch vụ đó trở thành mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo thành phố, của các doanh nghiệp. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, cũng như dịch vụ, dân số đông, có thu nhập khá nên sức tiêu thụ xét về mọi phương diện của Thủ đô là rất lớn. Hà Nội trở thành đầu tầu phát triển và địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư lớn ở phía Bắc, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội còn có khoảng 12-13 sản phẩm công nghiệp có vị trí tương đối khá so với cả nước ở các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử, dược phẩm…

Nhìn chung, Thành phố có sự phát triển nhanh và vững chắc một số ngành công nghiệp chủ chốt, tạo nền tảng và bước đột phá về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô, đều chú ý quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường. Hạ tầng các khu, CCN, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư đồng bộ, nhất là đầu tư cho xử lý chất thải công nghiệp, đã mang lại sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế của thành phố. Đó là, cơ cấu tăng trưởng giảm dần sự phụ thuộc vào các ngành sử dụng tài nguyên tái tạo chậm hoặc không thể tái tạo, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sang các ngành có hàm lượng tri thức cao, thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe con người.

Thành phố đã có kế hoạch sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn TNTN, bảo đảm sự cung ứng liên tục và dự trữ dồi dào cho sự phát triển của sản xuất và sinh hoạt nhân dân. Có thể thấy chất lượng PTCN Hà Nội đang dần dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có chuyển biến nhiều hơn về công nghệ sử dụng, khai thác và sản xuất. Điều này chứng tỏ việc gắn kết PTCN với BVMT Thủ đô đã đạt kết quả đáng khích lệ. Biểu hiện rõ trên các khía cạnh sau:

- Tình hình sử dụng năng lượng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một gia tăng và xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, để nắm bắt cơ hội trở thành động lực tăng trưởng xanh, thế giới đã lựa chọn hướng tiếp cận những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong sản xuất và đời sống trong đó có thành phố Hà Nội.

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai 4 nội dung lớn gồm: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và BVMT; Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà; Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải. Với các hoạt động được triển khai đồng bộ trên, giai đoạn 2011- 2015 thành phố Hà Nội lượng tiết kiệm đạt 6,7% so dự báo nhu cầu năng lượng. Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố đã làm giảm hệ số đàn hồi năng lượng/GDP từ 2,0% (năm 2006)

xuống 1,48% (năm 2015) [19]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội đã đẩy mạnh sử dụng các trang thiết bị có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu. Áp dụng tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cthụathiện hiệu suất năng lượng. Ước tính mức giảm được 10% cường độ năng lượng trong các cơ sở sử dụng nhiều năng lượng.

Theo Báo cáo số 46/BC-BCN của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội, năm 2020, việc triển khai Chương trình quốc gia về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần tiết kiệm 167,6 kTOE, đạt 2,16% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu.

Trong thời gian qua thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm sử dụng năng lượng một cách hợp lý. Thực hiện Quyết định 6569/QĐ-UBND năm 2018 quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

-Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các KCN phát triển làm gia tăng cả khối lượng và thành phần chất thải rắn có nguy cơ gây ONMT. Vấn đề quản lý ô nhiễm công nghiệp tại các khu, CCN là rất cần thiết, trong đó quản lý CTR là một trong những hợp phần quan trọng của quản lý ONMT công nghiệp đang được đặt lên hàng đầu. Cho đến nay phần lớn các KCN, CCN chưa xây dựng các trạm hoặc điểm thu gom, trung chuyển và xử lý CTR công nghiệp, CTR nguy hại. Công tác phân loại CTR công nghiệp, CTR nguy hại được thực hiện tại từng doanh nghiệp. Việc phân loại CTR có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh hoạt, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp và làng nghề, CTR y tế. Theo phạm vi không gian, có thể chia thành CTR đô thị và CTR nông thôn. Mặt khác, nếu theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR thông thường và CTNH.

+ Phát sinh chất thải rắn (CTR)

Chất thải rắn phát sinh tại các KCN, CCN chủ yếu là CTR công nghiệp và CTR sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và người lao động trong KCN, CCN. CTR công nghiệp bao gồm CTR công nghiệp nguy hại và CTR công nghiệp thông thường. Hiện nay, các đơn vị, cơ sở sản xuất thường tự phân loại CTR công nghiệp ngay từ nguồn phục vụ nhu cầu tái chế, tái sử dụng lại, phần CTR

công nghiệp nguy hại được hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý.

+ Chất thải nguy hại (CTNH)

Thành phần chính của chất thải nguy hại công nghiệp bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang, vỏ bao bì chứa chất thải nguy hại... CTNH công nghiệp phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014 thực hiện Kế hoạch số 75/KH- UBND ngày 22/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý ONMT công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2019 (điều tra tại 300 cơ sở sản xuất trong 09 KCN, 500 cơ sở trong 42 CCN điều tra theo từng nhóm ngành sản xuất), khối lượng CTNH phát sinh khoảng `92,6 tấn/ngày. Ước tính trong CTR công nghiệp, lượng CTNH chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%. Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ lệ CTNH cao.

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014 thực hiện Kế hoạch số 75/KH-

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 87 - 94)