Xây dựng chiến lược kết hợp hài hòa phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải phù hợp vớ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 132 - 133)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

4.1.3.2.Xây dựng chiến lược kết hợp hài hòa phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải phù hợp vớ

gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thành phố

Trong chiến lược phát triển kinh tế, Thành phố cần đề cao việc sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nhằm tạo ra những tác động tích cực đối với môi trường, xây dựng tinh thần tự giác BVMT, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng nguồn thu cho công tác BVMT.

Về cơ bản, để có thể áp dụng các biện pháp, công cụ phục vụ cho kết hợp PTCN và BVMT, cần quán triệt hai nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

“Người sử dụng phải trả tiền” trong hoạch định quyết sách liên quan tới. Đây chính là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng tìm tòi, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào PTCN và BVMT. Quy hoạch tổng thể các dự án sử dụng nước của thành phố, các nguồn cung cấp nước, các lưu vực sông Hồng, Sông Đà, Sông Đáy, Sông Đuống,... để bảo vệ tài nguyên nước của thành phố và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ, Vỉnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên. Khuyến khích sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, đối với môi sinh tại KCN và CCN, cần có sự đồng bộ trong quy hoạch và các quy định về môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, bao gồm việc hoàn thiện các quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường trước và sau khi

cấp phép đầu tư, xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng, bắt buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát và xử lý ô nhiễm, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ sản xuất cũng như di dời toàn bộ hoặc từng bộ phận ra khỏi khu dân cư… Đối với điều kiện ngân sách eo hẹp của Thành phố trong khi còn nhiều mục tiêu khác cần ưu tiên phát triển, phòng ngừa ô nhiễm môi trường chính là biện pháp ít tốn kém hơn so với xử lý, hồi phục môi trường nếu xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng. Để tăng cường phòng ngừa sự cố môi trường, Thành phố cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp, công cụ quản lý môi trường đa dạng, phù hợp với các thành phần môi trường cần được bảo vệ trong khu vực. Và biện pháp được coi là tích cực nhất vẫn là bảo đảm PTCN gắn với BVMT. Cần áp dụng thu thuế đối với những tổ chức, cá nhân tạo lợi nhuận từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó sẽ giúp tạo nguồn thu cho ngân sách Thành phố, và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân làm hủy hoại tài nguyên môi trường, do vậy hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác, sử dụng theo nguyên tắc hoạt động càng gây tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên nhiều thì mức thuế phải chịu cao hơn.

Thuế, phí cho việc sử dụng môi trường gồm thuế, phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm; thuế, phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm; phí đánh vào người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm, giúp định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, khuyến khích việc thay thế các nguyên liệu, sản phẩm ô nhiễm bằng những nguyên liệu, sản phẩm sạch hơn; Áp dụng hình thức ký quỹ môi trường đối với các hoạt động có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường như hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 132 - 133)