Chất lượng đội ngũ nhân viên nấu ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo nguyên tắc của haccp vào bếp ăn tập thể của học viện hậu cần, bộ quốc phòng (Trang 61 - 64)

Đây là lực lượng trực tiếp nấu ăn phục vụ bộ đội ở bếp ăn xã hội hóa, là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng ATTP, góp phần quan trọng giữ vững quân số khỏe của đơn vị.

Về tổ chức lực lượng của nhà thầu: Tổng sốlao động: 16 người

- Sốngười có trình độcao đẳng kế toán: 01 - Sốngười có trình độ trung cấp kế toán: 01 - Sốngười có trình độ trung cấp nấu ăn: 02

54

- Sốlao động phổthông chưa qua đào tạo: 12 Phân công lao động: Theo thời gian

- Nấu sáng và chia cơm canh, thu dọn buổi tối: 5 người ( từ 3h15 đến 7h45 và từ17h00 đến 20h30 hàng ngày)

- Sơ chế và chia thức ăn: 7 người ( từ7h30 đến 17h00 hàng ngày) - Nấu ban ngày: 3 người (từ7h30 đến 17h00 hàng ngày)

- Quản lý: 1 người

- Kếtoán: 1 người (từ7h30 đến 17h00 hàng ngày)

- Thủ kho kiêm tiếp phẩm: 1 người (từ7h30 đến 17h00 hàng ngày) - Nhân viên vệsinh: 1 người (từ6h30 đến 16h00 hàng ngày)

Qua khảo sát cho thấy:

- Đa số nhân viên tuổi đời trẻ, khỏe, nhiệt tình, chịu khó, khi triển khai công việc gì đều thực hiện nhanh chóng.

- Các bộ phận thường xuyên hỗ trợ nhau: bộ phận nấu, thủ kho, kế toán, quản lý cùng tham gia sơ chế.

55

- Thời gian làm việc của bộ phận chia là đến khi người ăn ăn xong cho nên đến gần giờ ăn bộ phận chia mới tiến hành chia cơm canh. Do đó người ăn được ăn cơm nóng, canh nóng.

- Nhân viên đều là lao động hợp đồng nên nếu nhân viên làm việc không tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì có thể bị trừlương hoặc cắt hợp đồng, do đó nhân viên làm việc nhiệt tình trách nhiệm hơn.

- Nhà thầu tận dụng tối đa năng suất lao động của nhân viên. Ví dụ: Bộ phận nấu sáng lại tiếp tục làm việc từ17h00 đến 20h30, trong khi ởcác nhà ăn Quân đội bộ phận nấu sáng được nghỉ cả ngày.

- Các bộ phận khi làm xong đều dọn vệ sinh ngay, đồng thời có người chuyên làm nhiệm vụ dọn vệ sinh nên vệsinh trong ngoài nhà ăn luôn sạch sẽ.

- Nhà thầu còn có lực lượng nhân viên ở nhà hàng, khi cần thiết có thể tăng cường sang nhà ăn xã hội hóa.

- Đa số nhân viên là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên chưa có kinh nghiệm trong sơ chế thực phẩm và chia thức ăn.

- Thời gian làm việc của nhân viên dài, trong khi nhà thầu trảlương thấp ( trung bình 2 triệu đồng/ tháng) nên khó tuyển đủ được nhân viên, một số nhân viên sau khi làm việc được một thời gian đã bỏ việc, nhà thầu phải ghép ca, có người làm từ 3h15 sáng đến 20h30 tối, vềlâu dài không đảm bảo đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.

- Người giữ chức vụ quản lý chưa quán xuyến, bao quát được công việc nấu nướng, chia ăn, lại chưa qua đào tạo về ăn uống nên còn để xảy ra tình trạng nấu các món ăn chưa đạt yêu cầu về cảm quan, thứ tự nấu các món ăn không khoa học dẫn đến vội vàng, cập rập về thời gian, chia thức ăn chưa đều, chưa đẹp. Quản lý còn kiêm nhiệm ở 2 địa điểm của nhà thầu nên thời gian có mặt ởnhà ăn còn ít.

- Lực lượng nấu ít người nên còn xảy ra tình trạng nấu không kịp chia, bộ phận chia phải chờđợi.

56

- Lực lượng tăng cường từ nhà hàng sang không quen với công việc của nhà ăn xã hội hóa nên hay có tình trạng chia thức ăn không đều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo nguyên tắc của haccp vào bếp ăn tập thể của học viện hậu cần, bộ quốc phòng (Trang 61 - 64)