Các phương án phối hợp

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 33 - 35)

Từ các chức năng của TN và PTDH đã nêu ở trên, có thể rút ra một số định hướng chung về phương pháp sử dụng TN và PTDH trong DH Vật lí ở nhà trường phổ thông như sau:

Ở các khâu khác nhau của quá trình DH cần sử dụng phối hợp các TN và PTDH trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, khi DH các ứng dụng kiến thức Vật lí trong đời sống và kĩ thuật, cần sử dụng phối hợp các TN và PTDH: Vật thật hoặc bức ảnh chụp vật thật, TN của GV hoặc của HS về nguyên tắc hoạt động của thiết bị, mô hình chức năng của thiết bị, hình vẽ về sơ đồ bố trí TN, về nguyên tắc hoạt động của thiết bị (tranh vẽ hoặc tấm bản trong chiếu lên màn nhờ máy chiếu) hoặc phần mềm máy vi tính minh hoạ, mô phỏng cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của thiết bị.

Gắn việc sử dụng TN và PTDH với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn của HS, tạo ra các kích thích đa dạng về mặt Cơ học, âm học, Quang học... phù hợp với quá trình thu nhận và xử lí thông tin của HS, kích thích sự tranh luận tích cực của HS về đối tượng nhận thức.

Việc sử dụng TN và PTDH trong quá trình hình thành và vận dụng kiến thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng, cái giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng, quá trình Vật lí.

Việc sử dụng TN và PTDH phải góp phần làm tăng tính chính xác và tính hệ thống của các kiến thức mà HS lĩnh hội. Cụ thể: Việc sử dụng TN và PTDH thích hợp sẽ làm sống lại các sự kiện cảm tính-cụ thể mà HS đã tri giác trong đời sống hàng ngày để không những tận dụng vốn kinh nghiệm mà còn nhằm phát hiện và góp phần khắc phục các sai lầm của HS. Ví dụ: Sử dụng các TN về sự rơi của

các vật trong không khí và trong ống thuỷ tinh dã hút hết khí để bác bỏ quan niệm sai lầm dựa vào kinh nghiệm hàng ngày "vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" của HS. Đặc biệt, khi sử dụng nhiều lần một số TN và PTDH ở nhiều chương, nhiều phần khác nhau của chương trình Vật lí sẽ tạo điều kiện làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức mà HS đã lĩnh hội.

Các TN thực do thầy cô tiến hành bao giờ cũng là cơ sở thực nghiệm quan trọng nhất để xây dựng kiến thức mới, nó không chỉ cung cấp cho HS thông tin để xây dựng kiến thức mới mà còn tạo dựng niềm tin vào kiến thức được học, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp các TN thực không đảm bảo tính trực quan, không thể tiến hành an toàn trên lớp, không đẽ dàng thành công để cho ta những kết quả như mong đợi. Trong các trường hợp đó thì sự phối hợp TN và các PTDH sẽ giúp chuyển tải các thông tin cần thiết đến HS. Tùy điều kiện về cơ sở vật chất mà GV có thể chọn lựa các hình thức phối hợp khác nhau. Một số phương án GV nên áp dụng trong điều kiện của các nhà trường hiện nay là:

Phương án 1: Phối hợp TN biểu diễn với máy chiếu vật thể chiếu trực tiếp

hình ảnh TN lên màn hình lớn. Phương án này giúp HS cả lớp có thể cùng quan sát được rõ ràng, chi tiết các thao tác TN và hiện tượng TN. Thu thập được đầy đủ các thông tin thực về hiện tượng xảy ra trong TN thực giúp HS có thể tự tin, tích cực tham gia xây dựng bài giảng, tin tưởng vào kiến thức được xây dựng.

Phương án 2: Phối hợp TN biểu diễn thực với TN mô phỏng trình chiếu

trên màn ảnh lớn, TN mô phỏng giúp HS có thể quan sát hiện tượng xảy ra TN rõ ràng hơn nhờ việc khuếch đại tín hiệu, loại bỏ các yếu tố, các chi tiết không mong muốn ảnh hưởng đến hiện tượng TN. Mô phỏng và TN ảo giúp GV đưa đến HS các hiện tượng phức tạp, các TN nguy hiểm không thể làm trực tiếp được hoặc các TN cồng kềnh cần nhiều thiết bị không thể mang lên lớp được.

Phương án 3: Phối hợp TN do GV trực tiếp làm trên lớp với các TN do GV

chuẩn bị sẵn và quay phim ghi lại hình ảnh. Các TN làm sẵn và ghi lại bởi các đoạn video giúp tiết kiệm thời gian mang dụng cụ TN và thao tác TN trên lớp, đảm

bảo cho các TN phức tạp luôn thành công.

Phương án 4: Phối hợp TN trong bài học với các hiện tượng trong thực tế

do các PTDH đem lại trong tranh ảnh, hình vẽ, đoạn phim giúp HS có mối liên hệ giữa hiện tượng được biết trong bài học với các hiện tượng trong cuộc sống có liên quan. Việc này giúp HS khắc sâu kiến thức và nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 33 - 35)