Thực trạng sử dụng TN trong trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 26 - 28)

Về trang thiết bị, cơ sở vật chất:

Mặc dù 4 trường phổ thông ở các khu vực khác nhau trong địa bàn tỉnh Bắc Giang nhưng kết quả cho thấy cả 4 trường phổ thông hiện nay đều có phòng TN với đầy đủ các dụng cụ TN phục vụ dạy và học. Các trường đều chưa có phòng học bộ môn, chưa có cán bộ chuyên trách quản lí các thiết bị TN vật lí, nhiều thiết bị TN qua quá trình sử dụng và bảo quản nay hoạt động không còn tốt như trước nhưng có thể khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh để sử dụng được.

Như vậy, về trang thiết bị cơ sở vật chất ở các trường phổ thông là tương đối đầy đủ. Vấn đề cần quan tâm là các thiết bị TN được GV và HS sử dụng và tiếp nhận như thế nào. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng các trang thiết bị TN vào dạy và học môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng.

Vấn đề sử dụng TN trong DH của GV Vật lí ở trường phổ thông:

Qua tọa đàm, trao đổi cho thấy các cấp quản lí giáo dục luôn đánh giá việc sử dụng TN trong DH Vật lí là quan trọng và cần thiết. Hầu hết các nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn đều lập kế hoạch, đề ra chỉ tiêu về số tiết học Vật lí phải sử dụng PTDH, TN trong một học kì để tất cả các GV đều phải có kế hoạch chuẩn bị trang thiết bị sử dụng cho các bài dạy của mình trên cơ sở các trang thiết bị sẵn có của nhà trường.

Thông qua điều tra, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

Bảng1.1: Hứng thú và mức độ khó, dễ của môn Vật lí đối với HS:

Thích học do sở thích bản thân Không thích do bị bắt buộc Dễ Bình thường Khó SL % SL % SL % SL % SL % 326 31.8 698 68.2 26 2.5 280 27.3 718 70.1

Từ kết quả thu được tại bảng 1.1 ta có thể thấy môn Vật lí là một bộ môn khó đối với đa số HS thể hiện ở tỉ lệ 70,1% HS cho là khó và thường HS học do bị bắt buộc của chương trình học. Để tìm nguyên nhân của tình trạng trên chúng tôi tiến hành điều tra thăm dò sở thích của HS đối với các hình thức học tập khác nhau. Kết quả thu được thể hiện bảng 1.2.

Bảng 1.2: Thái độ của HS đối với các hình thức DH:

Thái độ

Các hình thức DH Không thích Bình thườngSL % SL % SLThích%

Giảng dạy theo hình thức thuyết trình 19 1.9 892 87.1 113 11.0 HS được thảo luận, trao đổi thông tin

học tập với bạn và thầy cô 0 0.0 372 36.3 652 63.7

Có tranh ảnh, mô hình trực quan,

phương tiện hỗ trợ DH hiện đại 0 0.0 324 31.6 700 68.4 HS quan sát TN do GV làm hoặc tự

làm TN dưới sự hướng dẫn của GV 0 0.0 274 26.8 750 73.2 Thông qua bảng thái độ của HS đối với các hình thức học, có thể nhận thấy thái độ học của HS có xu hướng yêu thích việc học thông qua các hình thức học với các PTDH và được trao đổi thông tin học tập. Như vậy việc sử dụng các hình thức DH có sử dụng các TN, có sự hỗ trợ của thiết bị DH đặc biệt là các PTDH mới, hiện đại là một biện pháp quan trọng góp phần làm tăng hứng thú của HS đối với môn Vật lí. Việc sử dụng các TN và PTDH làm cho bài giảng sinh động hơn, HS dễ dàng quan sát và tiếp nhận được nhiều thông tin hơn từ đó tích cực tham gia các hoạt động học tập hơn và do đó nắm bắt, tiếp thu, vận dụng các kiến thức tốt hơn.

Bảng 1.3: Mức độ sử dụng các hình thức TN trong DH chương “Từ trường” của GV

Mức độ Các hình thức TN

Thường xuyên Đôi khi Không dùng

SL % SL % SL %

Mô tả bằng hình vẽ, TN mô phỏng 25 80.6 6 19.4 0 0

TN biểu diễn của GV 1 3.2 28 90.3 2 6.5

Hình thức TN được GV sử dụng trong DH Vật lí nói chung và DH chương “Từ trường” nói riêng chủ yếu vẫn là các TN đơn giản, các hình vẽ mô phỏng, các hình thức TN thực ít được sử dụng trong DH xây dựng kiến thức cũng như tiết bài tập thực hành. Không có phòng học bộ môn, việc tiến hành các TN đòi hòi mang nhiều dụng cụ lên lớp cũng làm GV ngại dùng TN. Bên cạnh đó các TN biểu diễn của GV và nhiều hình vẽ, tranh ảnh mô phỏng hạn chế về kích thước, hạn chế về tầm nhìn làm cho HS cả lớp khó quan sát. Các kiến thức chương “Từ trường” có các kiến thức khó, các khái niệm trừu tượng nếu không được quan sát các hình ảnh TN, các hình biểu diễn mô phỏng thì HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, xây dựng, ghi nhớ và vận dụng kiến thức.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 26 - 28)